Tên gọi đầu tiên của Hà Nội: Không phải ai cũng biết, có ý nghĩa là gì?
Nhắc đến Hà Nội là nhắc đến mảnh đất nghìn năm văn hiến, nơi sở hữu phong thủy cực đẹp. Thế nên trải qua bao đời, Hà Nội vẫn là nơi thường xuyên được lựa chọn làm kinh đô. Trước đây Hà Nội có nhiều tên gọi khác như Đại La, Thăng Long, Hà Thành, Đông Đô, Đông Kinh…
Nhưng theo cuốn “Tổng tập Nghìn năm văn hiến Thăng Long” thì cái tên đầu tiên của Hà Nội chính là Long Đỗ. Năm 1397, Hồ Quý Ly muốn cướp ngôi nhà Trần, dời đô về An Tôn, Phủ Thanh Hóa.
Lúc này, vị quan Nguyễn Nhữ Thuyết dâng thư can rằng: “Ngày xưa, nhà Chu, nhà Ngụy dời đô đều gặp điềm chẳng lành. Nay đất Long Đỗ có Núi Tản Viên, có sông Lô Nhị (sông Hồng ngày nay), núi cao sông sông, đất phẳng lại rộng rãi”.
Còn theo truyền thuyết, năm 866, Cao Biền sang nước ta đắp thành Đại La. Thầy phù thủy của Trung Hoa gặp một vị thần hiện lên, tự xưng là thần Long Đỗ. Từ đó tên vị thần được lấy đặt cho nơi này. Long Đỗ là tên gọi đầu tiên trong lịch sử của Hà Nội.
Theo tiếng Hán, Long Đỗ có nghĩa là “rốn rồng”. Vị Thành hoàng đất Thăng Long cũng tên là Long Đỗ. Ngày nay, người dân vẫn nhớ đến công ơn của thần Long Đỗ và thờ ông ở đền Bạch Mã (1 trong tứ trấn của Thủ đô). Ngôi đền này trấn giữ phía Đông Hà Nội suốt hàng nghìn năm, hiện nằm ở 76 phố Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Sau cái tên Long Đỗ, Hà Nội có tên là Tống Bình. Đây là tên trị sở của bọn đô hộ phương Bắc thời Tùy (581 - 618), Đường (618 - 907).
Tiếp đến là cái tên Đại La hay Đại La Thành, ý chỉ vòng thành ngoài cùng, bao bọc lấy Kinh đô.
Sau đó là cái tên nổi tiếng nhất - Thăng Long . Đa số đều nghĩ Thăng Long có nghĩa là rồng bay. Đến tháng 4/1397 Hồ Hán Thương lại coi nơi đây là Đông Đô (sách Đại Việt sử ký toàn thư viết).
Năm 1408, cha con Hồ Quý Ly bị quân Minh đánh bại. Quân Minh đóng đô tại Thành Đông Đô, đổi tên thành Đông Quan. Ý chúng muốn kỳ thị Kinh đô nước ta chỉ là “cửa quan phía Đông” của chúng.
Đến mùa Hạ, tháng 4/1427, Vua Lê Lợi lên ngôi ở Đông Kinh, tức là Thành Thăng Long. Gọi nơi đây là Đông Kinh vì Thanh Hóa đã có Tây Đô.
Đời Tây Sơn của vua Quang Trung kinh đô đóng tại Phú Xuân (Huế) nên Thăng Long được gọi là Bắc Thành. Đến năm 1802, nơi đây lại trở về với tên Thăng Long do Gia Long đặt.
Cuối cùng là cái tên Hà Nội. Xưa kia Hà Nội là tên một quận, được đặt từ thời Hán (202 TCNH - 220 SCN). Nó nằm ở phía Bắc sông Hoàng Hà. Trong Sử ký của Tư Mã Thiên có giải thích: “Kinh đô đế vương thời xưa phần lớn ở phía Đông Sông Hoàng Hà, cho nên gọi phía Bắc Sông Hoàng Hà là Hà Ngoại”.
Minh Mạng chính là người chọn đặt tên Hà Nội vào năm 1831. Hà Nội nghĩa là “bao quanh bởi các con sông”, cho thấy vị trí địa lý của nơi đây. Vì trong thực tế, tỉnh mới này nằm trên trong 3 con sông Hồng, sông Nhuệ và sông Đáy.