Triệu chứng khó thở về đêm không chỉ làm bạn mất ngủ, nó còn có thể là dấu hiệu cảnh báo 5 bệnh tật nguy hiểm không thể lường trước được.
![]() |
|
Bệnh tâm thần hoảng loạn
Bệnh thường thể hiện qua biểu cảm sợ sệt, hốt hoảng, lo âu đến từ căng thẳng, áp lực trong cuộc sống và cả thói quen nghiện mạng internet.
Người mắc hội chứng này có thể gặp nhiều trở ngại sức khỏe vì tim đập nhanh dồn dập, khó thở, chóng mặt, tức ngực ngay cả trong giấc ngủ.
Viêm xoang, viêm mũi dị ứng
Căn bệnh này đang trở nên khá phổ biến, kể cả với bạn trẻ. Nó gây ảnh hưởng nặng nề đến đường hô hấp.
Lý do là khi nằm ngửa, dịch mũi chảy xuống cổ họng, chặn đường thở khiến oxy không thể đưa lên phổi. Từ đó não sẽ phát tín hiệu khiến cơ ngực bật ra ho và thở gấp để thông khí.
Khi hiện tượng này lặp đi lặp lại mỗi ngày, nó khiến cho cơ thể bạn suy nhược và mất ngủ vào ban đêm.
Suy tim
Chứng suy tim có thể gây thở gấp khiến chúng ta thức dậy vào ban đêm. Nếu mắc phải các bệnh lý về tim, bạn sẽ có triệu chứng khó thở kịch phát, thở gấp, hơi thở nặng nhọc khiến mọi hoạt động khó khăn, kể cả trong giấc ngủ.
Hen suyễn
Một trong những nguyên nhân gây nghẹt thở giữa giấc ngủ có thể là do hen suyễn. Những cơn hen suyễn cấp tính đi chung với cơn thở dồn dập và cảm giác căng tức ngực.
Khi lên cơn hen, niêm mạc của đường hô hấp bị sưng lên, chất nhầy được sản sinh dẫn đến tình trạng thiếu không khí, gây khó thở và liên tục tỉnh giấc giữa đêm.
Phù phổi
Phù phổi là căn bệnh gây ra bởi các dịch dư thừa trong phổi. Bệnh khiến cho các chất dịch này tích tụ nhiều ở túi phế nang bên trong phổi. Người bệnh thường cảm thấy khó thở cùng cực, cảm giác lo âu, bồn chồn, nhịp tim nhanh và đau ngực.
Khi tình trạng này diễn ra vào ban đêm, nó không chỉ khiến bạn mất ngủ mà còn khiến bạn phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng khác. Vì vậy, khi phát hiện có dấu hiệu này, bạn cần đến gặp bác sĩ để điều trị kịp thời.
Làm thế nào để vượt qua tình trạng khó thở về đêm?
Bên cạnh việc tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa, người bị khó thở về đêm nên thực hiện một số biện pháp hỗ trợ tại nhà như:
- Cải thiện chế độ ăn uống sao cho hợp lý.
- Tập thể dục thể thao vừa sức.
- Giữ tinh thần thoải mái.
- Thay đổi tư thế nằm.
- Tránh hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích; chất gây dị ứng và ô nhiễm; vận động mạnh quá sức.
Nguồn: https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/cu-dem-ngu-lai-thay-kho-tho-hay-nghi-ngay-den-5-..
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!


-
Dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư nguy hiểm, rất dễ nhầm với cảm cúm
-
4 loại rau trường thọ 'bổ hơn thịt, rẻ hơn thuốc' mọc dại bờ rào không lo hóa chất, đi chợ thấy mua liền
-
Người đi chậm, người đi nhanh ai sẽ sống lâu hơn? Chênh lệch tới 15 năm tuổi thọ, có thật sự đúng không?
-
Sáng nào cũng tỉnh giấc vào đúng khung giờ này có thể là dấu hiệu gan đang “kêu cứu”




-
Tái hợp cùng Văn Hậu, Quang Hải sẽ giúp CLB CAHN trở nên đáng sợ nhất V.League?
-
Người sinh 4 ngày Âm lịch này tuổi trẻ cần cù, hậu vận không thiếu tiền tiêu
-
Cụ bà bán rau lừa hơn 14 tỷ đồng bằng chiêu 'đáo hạn ngân hàng' rồi bỏ trốn
-
Cú đánh 'nghìn lần có một' và chuyện chưa kể về tấm HCV nghẹt thở bậc nhất SEA Games 32
-
Bắc Bộ bước vào đợt mưa lớn, thời tiết những ngày thi vào lớp 10 tại Hà Nội ra sao?
-
Người dân miền Bắc khốn đốn vì mất điện - EVN chỉ ra 3 nguyên nhân thiếu điện nghiêm trọng
-
Đông Nam Á trải qua đợt nắng nóng kỷ lục 200 năm mới xảy ra một lần: Đến cuối thế kỷ càng đáng báo động
-
Quy định mới về đăng kiểm: Công an, quân đội được tham gia kiểm định, xử lý nặng với trung tâm vi phạm