"Nghiên cứu phát hiện ra rằng mỗi năm có 1,5 triệu người chết vì bạo lực trong đó có khoảng 800.000 người đã tự kết liễu cuộc sống của mình" nhân viên Tổ chức Y tế Thế giới nói với các phóng viên tại buổi thuyết trình của mình tại Geneva.
Báo cáo của cơ quan Liên hợp quốc nói về chủ đề này từ việc phân tích các vụ tự tử từ 172 quốc gia trong một thập kỷ.
Trong buổi công bố báo cáo ở Geneva (Thụy Sĩ),Tiến sĩ Margaret Chan, Giám đốc WHO phụ trách sức khỏe tâm thần Shekhar Saxena nhấn mạnh tử tự đang là vấn đề đáng báo động ở nhiều quốc gia trên thế giới: "Báo cáo này là lời kêu gọi hành động để giải quyết một vấn đề y tế công cộng lớn đã được bao phủ trong điều cấm kỵ quá lâu".
Vụ tự tử của danh hài Mỹ- Robin Williams gây rúng động thời gian gần đây
Tính trung bình, tỉ lệ tự tử ở các nước có thu nhập cao cao hơn các nước có thu nhập thấp là 12,7 /100.000 người trong đó các nước thu nhập thấp là 11.2/100.000 và tổng trung bình trên toàn thế giới là 11.4/100.00 người.
Các quốc gia tỉ lệ tự tử cao là Guyana (44,2/100.000), tiếp theo là Bắc Triều Tiên (38.5/100.000), Hàn Quốc (28,9/100.000), Sri Lanka (28,8/100.000), Lithuania (28,2/100.000), Suriname (27,8/100.000), Mozambique (27.4/100.000), Nepal và Tanzania ( 24,9/100.000) và Burundi (23.1/100.000).
Trong báo cáo cũng cho thấy, tỉ lệ tự tử cao trên toàn cầu là những người ở độ tuổi 70 trở lên và trong giới trẻ là độ tuổi từ 15-29 tuổi.
Bản báo cáo nói rằng các cách phổ biến nhất để tự tử trên toàn cầu là uống thuốc trừ sâu dẫn đến ngộ độc và chết, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Bằng chứng đã chỉ ra rằng việc hạn chế tiếp cận với loại thuốc này có thể có thể giúp giảm số lượng các trường hợp tử vong.