Hiện nay, rất ít quốc gia có những hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng các thiết bị công nghệ 3D. Theo Anses, quá trình đồng hóa một hiệu ứng ba chiều đòi hỏi mắt người xem chú ý vào hình ảnh ở hai vị trí khác nhau tại cùng một thời điểm trước khi bộ não có thể nhận diện được chính xác hình ảnh.
"Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi, những tác động tiêu cực do hiện tượng xung đột hội tụ này có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến quá trình phát triển hệ thống thị giác của trẻ trong giai đoạn này”, Anses nhận định.
Đây không phải là lần đầu tiên vấn đề về sự an toàn của mắt đối với các ứng dụng 3D, được sử dụng trong nhiều bộ phim cũng như một số trò chơi video, tivi và màn hình máy tính, được đưa ra. Trên thực tế, Ý đã tìm mọi biện pháp để hạn chế việc sử dụng kính 3D ở trẻ em sau một cảnh báo tương tự từ cơ quan y tế quốc gia vào năm ngoái. Mặt khác, khi Nintendo (một công ty đa quốc gia chuyên về video game) phát hành giao diện điều khiển video 3D vào năm 2010, công ty cũng đã ra lời cảnh báo rằng trò chơi này có thể làm hỏng mắt của trẻ em dưới 6 tuổi.
Trong xu thế hiện nay, ngày càng nhiều công ty chế tạo ra các sản phẩm công nghệ 3D được cấp phép. Apple cũng có thể sẽ cho ra dòng sản phẩm màn hình 3D giúp người dùng xem trực tiếp hình ảnh mà không cần đeo kính chuyên dụng trong thời gian sắp tới.
Hội chuyên gia kính mắt Mỹ (American Optometric Association) cũng cho biết, họ chưa phát hiện thấy trường hợp cụ thể nào bị tổn thương mắt do công nghệ 3D, tuy nhiên người dân vẫn nên lưu ý đến vấn đề này đặc biệt là các gia đình có trẻ nhỏ.