Ly kỳ những ghi chép và giai thoại
Về việc Gia Cát Lượng lấy vợ thì sách “Tương Dương ký” chép rằng: “Ở miền Nhữ Năm có một danh sĩ là Hoàng Thừa Ngạn, tính tình thanh cao, khoát đoạt và thành thực. Ngạn đến bảo với Lượng rằng: “Nghe anh kén vợ, tôi có đứa con gái xấu xí, đầu vàng, da đen, nhưng tài năng có thể phối hợp với anh được”. Lượng bằng lòng tức thì Ngạn đem con gái đến cho”. Người đương thời rất buồn cười về chuyện ấy, nên trong làng xóm hay nhắc câu: “Mạc học khổng Minh trạch phụ/ Chi đắc A Thừa xú nữ” (Nghĩa là “đừng học cách Khổng Minh kén vợ/ Chỉ được gái A Thừa xấu kinh”.
Còn giai thoại về chuyện tình của Gia Cát Lượng và Hoàng Nguyệt Anh được ghi chép và kể lại khá nhiều, ví như chuyện ông quyết chí mai phục để tiếp cận “người đẹp”. Chuyện rằng, là người ham học hỏi, nghe nói ở Ngọa Long Cương có viên ngoại họ Hoàng, trong nhà Cát nhiều sách quý, Gia Cát Lượng bèn dời tới đây, dựng lều tranh ở gần để tìm dịp hội kiến. Thêm vào đó, tin đồn nhà họ Hoàng có cô con gái tên Hoàng Nguyệt Anh, nức tiếng khắp vùng là một tài nữ càng thôi thúc ông đến để có cơ hội gặp gỡ, kết giao. Biết được ý định của Gia Cát Lượng, Hoàng viên ngoại ra sức ngăn cản mà không hề cho biết lý do. Trước tình hình đó, Gia Cát Lượng không hề nản lòng ông vẫn muốn dùng tài năng và học vấn của mình để thuyết phục Hoàng viên ngoại tác hợp cho mình và cô con gái nên duyên. Thế nhưng, một điều vô cùng bất ngờ xảy ra, đó là Hoàng viên ngoại tiết lộ, con gái ông có dung mạo vô cùng xấu xí, rất khó coi, rồi khuyên Gia Cát Lượng nên tìm ý trung nhân tài sắc vẹn toàn. Kể từ đó, thiên hạ rộ lời đồn thổi về nhan sắc “ma chê quỷ hờn” của tài nữ Nguyệt Anh.
Lại có sách kể rằng, tiểu thư họ Hoàng tuy hiền dịu, nết na, trí tuệ vẹn toàn, nhưng dáng vẻ thô kệch, xấu đến độ “ma chê quỷ hờn”. Gạt bỏ những lời đồn đó, Gia Cát Lượng quyết tâm cầu hôn người con gái kỳ tài.Trước sự nhiệt tình của Gia Cát Lượng, để thử thách ông, Hoàng Nguyệt Anh đưa ra hàng loạt câu hỏi để thử thách ông, Hoàng Nguyệt Anh đưa ra hàng loạt câu hỏi để thử tài người đến hỏi cưới mình. Với sự thông minh và học thức yên thâm, để chiếm được trái tim người phụ nữ tài giỏi này, Gia Cát Lượng dốc hết tâm lực, tài trí, cuối cùng cũng thuyết phục được thiên kim tiểu thư họ Hoàng.
Tuy nhiên, một luồng ý kiến khách thì lại cho rằng Hoàng Nguyệt Anh trên thực tế là một người phụ nữ có nhan sắc mĩ miều, xinh đẹp tuyệt trần nhưng lại cố ý đeo mặt nạ xấu xí để tìm được “người anh hùng thực sự” của mình. Chuyện Hoàng viên ngoại loan tin con gái mình xấu xí, thô kệch chỉ cốt để thử thách lòng kiên trì và bản lĩnh cương nghị của Gia Cát Lượng. Lượng nghe tiếng Hoàng Nguyệt Anh tài giỏi phi thường, đã bất chấp mọi tin đồn về nhan sắc của bà và đến cầu hôn. Hoàng Nguyệt Anh đã thử thách trí tuệ, tài năng (qua trận pháp vườn đào) lẫn đức độ của Gia Cát Lượng trước khi chấp nhận cuộc hôn nhân này.
Dù sắc đẹp của Nguyệt Anh xấu đẹp thế nào đến nay vẫn còn gây tranh cãi, song người ra đều đồng ý rằng, bà là một người phụ nữ có tài hoa xuất chúng, thông thiên văn, tường địa lý, bát quái ngũ hành, kì môn độn giáp, ngay cả binh pháp (thứ chỉ dành cho đấng mày râu) bà cũng rất am hiểu. Gia Cát tiên sinh thông binh pháp, ít nhiều phải kể đến công lao của bà. Trong một vài tư liệu cũng có ghi, các phát minh “mộc ngưu lưu mã” (trâu gỗ ngựa máy), “nỏ bao” của Khổng Minh cũng đều có sự tham gia giúp đỡ của Hoàng Nguyệt Anh. Và cũng ít ai biết rằng “Long Trung sách” của Gia Cát Lượng cũng dựa trên sự gợi ý ít nhiều của bà. Nói chung Hoàng Nguyệt Anh là một hậu phương vững chắc và trợ thủ đắc lực của gia Cát Lượng, góp phần không nhỏ vào các thành công cuả ông sau này.
Kỳ nhân Gia Cát Lượng
Sách “Khổng Minh đại truyện” có ghi rõ, thừa tướng Gia Cát sau khi xuất sơn, mọi việc ở nhà đều được Gia Cát phu nhận chu toàn, vợ chồng tương kính, chưa bao giờ xảy ra mâu thuẫn hay xung đột gì. Nếu không nhờ có bà, Khổng Minh tiên sinh chưa chắc đã có thể toàn tâm phò trợ cho chủ tướng Lưu Bị.
Quà tặng người tình: Chiếc quạt lông
Tương truyền, vì ham mê võ nghệ, Hoàng Nguyệt Anh, với cái tên cúng cơm A Sửu, theo dọc danh dự trên núi. Sau khi hoàn thành việc học võ, bà được vị sư phụ tặng cho chiếc quạt lông vũ, cùng với hai chữ “minh”, “lượng” và dặn dò: “tên hai chữ này chính là đức lang quân như ý của con”.
Gia Cát Lượng trong lần đầu tới cầu hôn, cô gái xấu xí tóc vàng, da đen đã tặng chàng một chiếc quạt lông và hỏi: “Gia Cát tiên sinh, có biết tại sao tôi lại tặng ngài quạt lông không?” Gia Cát Lượng nói: “Là lễ nhẹ nhưng nghĩa tình thì nặng phải chăng?” A Sửu cô nương nói: “Còn ý nghĩa thứ hai?”. Gia Cát Lượng suy nghĩ mà không thể giải đáp. A Sửu nói tiếp: “Thưa Gia Cát tiên sinh, tiên sinh vừa cùng gia phụ đàm luận thiên hạ đại sự, tâm mang đại kế, khí vũ hiên ngang, say mê hứng thú. Nhưng mà, tôi phát hiện khi ngài nói tới Tào Tháo, Tôn Quyền thì chân mày hiện rõ ưu tư. Tôi tặng ngài chiếc quạt này là để ngài che mặt những khi như vậy”.
Qua câu nói đầy ngụ ý của Hoàng Nguyệt Anh, Gia Cát Lượng có thể thấu hiểu được tâm ý của bà không muốn chồng mưu sự bất thành vì dao động tình cảm, và món quà bà tặng sẽ như thứ bảo bối giúp ông che giấu cảm xúc, suy nghĩ thực sự trước đối phương. Sau khi kết duyên cùng tài nữ Nguyệt Anh quạt lông vũ trở thành vật bất ly thân với Khổng Minh – Gia Cát Lượng. Ông luôn coi nó như thứ bấu vậy luôn phải nâng niu trân trọng. Chiếc quạt cùng áo bát quái và người vợ gắn bó từ thuở hàn vi vẫn là những bảo vật đáng giá nhất mà Gia Cát Lượng luôn gìn giữ bên mình.
Đường con cháu của nhà Gia Cát
Anh ruột của Gia Cát Lượng là Gia Cát Cẩn làm quan tại Đông Ngô với Tôn Quyền. Khi chưa có con, Gia Cát Lượng xin người con của Gia Cát Cẩn để làm đích tử và phong cho chức phò mã, nhưng với lòng công bình chính trực, Gia Cát Lượng xin Cẩn cho con đi vận chuyển lương thực thi hành quân dịch như các binh sĩ khác. Sau khi Gia Cát Lượng sinh được hai con trai thì cho cháu của Cẩn về Đông Ngô hội họp với ông, vì con của Cẩn là Kiều đã chết ở mặt trận. Con cả của Lượng và cháu đích tôn đều bị chết trong những cuộc đánh quân nước Ngụy và con thứ hai của Lượng là Gia Cát Chiêm nối nghiệp. Gia Cát Lượng mang hết tài năng chăm lo việc nội trị, ngoài lo đánh dẹp làm việc quá sức nên bị ốm và chết tại Gò Ngũ Trương, trong khi hành quân, thọ 54 tuổi. Mộ chôn tại Định Quân Sơn ở Miện Dương, không đắp lăng tẩm. Cháu 36 đời sau của Gia Cát Lượng là Gia Cát Hy, làm quan với nhà Minh có lập gia phả cho nhà Gia Cát vào năm Sùng Trinh, tức năm Nhâm Thân. Các đời sau của dòng họ Gia Cát đến nay vẫn còn tiếp tục.