Nghị lực phi thường của người lính
10 năm trong quân ngũ, ăn ngủ với đồng đội còn nhiều hơn thời gian ở nhà với gia đình, thế nên hơn 100 ngàn đồng hành cùng anh Dương tìm lại sự sống, hơn ai hết Thượng uý Ngô Văn Hiếu, Chính trị viên phó, Đại đội đặc công, Tiểu đoàn đặc công 18, Bộ Tư lệnh thủ Đô, là người đã trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc, Anh chưa bao giờ cảm thấy thời gian nặng nề và chậm chạp như chuỗi ngày vừa qua. Mỗi lần nghe tin là mỗi lần anh Hiếu thêm đau đớn. Và trong suy nghĩ của mình, anh Hiếu cũng đã từng tuyệt vọng vì không tin vào khả năng xảy ra điều kỳ diệu với anh Dương. Bởi mỗi lần xuống khoa gặp bác sỹ hỏi han bệnh tình của anh Dương, anh Hiếu cũng chỉ gặp những cái lắc đầu..
Cho đến trước lần hồi tỉnh hoàn toàn này, cũng có những lúc anh Dương đã tỉnh lại, chớp ánh mắt nhìn xung quanh, nhưng rất mơ hồ rồi lại lịm đi lúc nào không biết. Anh Hiếu cảm nhận được sự đau đớn trong ánh mắt của người đồng đội. Nhưng mỗi ngày qua đi, song song với nỗi sợ hãi mất đi đồng đội tăng lên thì niềm hi vọng về một điều thần kỳ cũng mãnh liệt hơn. Những ánh mắt trong phút chốc bừng tỉnh của anh Dương không còn vô hồn như trước. Những bác sỹ vẫn phải thốt lên vì chưa gặp ca bệnh nào phức tạp như trường hợp này, chỉ có phép màu nào đó mới có thể cứu mạng người chiến sỹ này.
Và cuối cùng thì điều kỳ diệu đã xảy ra. Nghe bác sỹ nói với anh Dương: “Khá lắm! Chúng tôi đợi ngày này đã lâu lắm rồi”, anh Hiếu biết chắc rằng đồng đội của mình đã có tia hi vọng sống! Một chi tiết mà anh Hiếu khâm phục và nhớ mãi, đó là lúc tỉnh táo và nhận ra tấm thân của mình đã biến thành tàn tật, anh Dương vẫn có thể bình tĩnh với anh Hiếu: “Đây là điều không may mắn, phải chấp nhận bạn ạ…”. Anh Dương không hề tỏ ra dù chỉ là một chút bi quan.
Sợi dây vô hình kết nối yêu thương
Bên cạnh sự chăm sóc đặc biệt về y tế, còn phải kể đến sợi dây vô tình nối liền tình cảm những người ruột thịt trong gia đình, một kênh quan trọng tiếp thêm động lực giúp anh Dương vượt qua quãng đường gian khó vừa qua.
Bác sĩ Lê Quang Thảo cho biết, liệu pháp tâm lý là một trong những “chiến thuật” hiệu quả để điều trị cho bệnh nhân. Người thân phải luôn luôn túc trực, khi người bệnh tỉnh táo phải thấy họ bên cạnh nâng niu, điều đó giúp bệnh nhân không bị rơi vào trạng thái tinh thần suy sụp, không hợp tác điều trị.
Có lẽ người hạnh phúc nhất trong ngày hôm đó là bà Trịnh Thị Đông, mẹ của anh Dương. Nghe con trai hồi tỉnh gọi hai tiếng "mẹ ơi”, bao lo toan sầu muộn trong bà bỗng vụt tiêu tan. Nhớ những ngày đầu hay tin anh Dương gặp nạn và phải nằm điều trị trong phòng cách ly của bệnh viện, người mẹ chỉ được nhìn con qua ô cửa kính.
Theo dõi sức khoẻ con trai qua ô cửa đó, bà Đông khóc cạn nước mắt vì thương con. Lần lượt đồng đội của con trai ra đi, bà Đông lòng đầy bất an, có những lúc bà cũng đã tuyệt vọng, không tin vào sự kì diệu nào đó có thể cứu sống con trai mình. Nhưng cũng vào những lúc niềm tìn vơi cạn nhất, người phụ nữ kiên cường này lại trở nen cứng rắn lạ thường. Bà tự an ủi bản thân mình phải rắn rỏi lên vì chỉ có như vậy bà mới có đủ niềm tin và nghị lực truyền sang cho con trai mình.
Để giữ anh Dương lại với cuộc sống, sau thời gian đầu điều trị cách ly vô trùng, bà Đông được các y – bác sĩ ngày ngày cho phép vào ngồi cạnh chăm sóc con trai. Họ tin rằng sợi dây vô hình nối tình cảm mẹ con sẽ có thể níu kéo anh Dương ở lại với thế gian này.
Ngời bên con, bà Đông cứ thu mình tự nhủ phải truyền nghị lực sống cho anh. Những câu chuyện về gia đình, về đứa cháu nội vừa chào đời… Đều được bà kể lại cho người con trai đang nằm bất động không chút phản hồi. Có những lúc hi vọng chợt loé lên khi anh Dương hồi tỉnh, hai mẹ con đều khóc. Bà Đông liên tục động viên con, không cần biết anh Dương nghe được hay không: “Con thương mẹ, phấn khởi lên, cả gia đình đang chờ con.. Bố mất rồi, con hãy cố lên để cùng mẹ gánh vác việc gia đình, làm chỗ dựa cho con con sau này…”
Những lần bón cháo cho anh Dương ăn, bà Đông lại rưng rưng, cứ có cảm giác anh như đứa trẻ ngày nào của 30 năm về trước, cảm giác như bà được sinh ra anh thêm một lần nữa…
Một nguồn động viên to lớn khác đối với anh Dương là con trai của anh, cũng là cháu đích tôn của bà Đông. Mỗi lần cho cháu bé vào thăm bố, bà luôn để cháu được gần cha nhất. Lúc anh Dương hồi tỉnh, nhìn đứa con trai kháu khỉnh của mình, ánh mắt anh phấn chấn lên rất nhiều.
Cũng cùng chung cảm xúc với bà Đông, chị Nguyễn Thị Hải đến giờ vẫn xúc động rơi nước mắt khi kể lại khoảnh khắc anh Dương cất tiếng gọi “vợ ơi”. Hai tiếng gọi đó dù chưa thật rõ ràng nhưng có lẽ đây là lời nói thân thương nhất, ngọt ngào và nhiều cảm xúc đặc biệt nhất chị được nghe từ chồng.
Trước ngày hay tin anh gặp nạn trong lòng chị Hải vẫn phơi phới niềm vui ngày mai đón chồng về cùng cả nhà đi chơi, chuẩn bị chuỗi ngày vượt cạn. Những tin sét đánh ngang tai khiến chị Hải như hoàn toàn suy sụp. Đã 2 tháng nay, sáng chăm con, chiều chăm chồng, chị đã không kể mưa nắng để hy vọng vào ngày anh trở về từ cõi chết. Thế nên khi đã không kể mưa nắng để hy vọng, vào ngày anh trở về từi cõi chết. Thế nên khi nghe câu đầu tiên anh gọi, chị cảm thấy mãn nguyện và hạnh phúc vô cùng. Giờ đây, đón anh trở lại với thân hình không lành lặn nhưng chị Hảivẫn tràn đầy lạc quan, nguyện làm tròn bổn phận của người vợ chăm sóc chồng suốt đời. Với chị, hạnh phúc chỉ đơn giản là có chồng bên cạnh, cùng đi đến suốt cuộc đời làm chỗ dựa cho gia đình, để chị gửi gắm yêu thương. Hiện tại, được ngày ngày nấu cháo bón cho chồng ăn cũng đã là một niềm hạnh phúc khó tả của người vợ giàu đức hy sinh này.
Nhưng theo cách nói của anh Hiếu thì thực sự cuộc chiến của anh Dương bây giờ mới bắt đầu. Ngoài việc phải điều trị hồi phục chức năng, viễn cảnh chấp nhận sống là người tàn tật, gánh nặng cho vợ con có thể dẫn tới sự thay đổi tâm lý không lường trước được. Nhưng trước mắt trong cơ thể của người lính Đinh Văn Dương vẫn đang tràn đầy nghị lực sống, niềm vui phơi phới vào tương lai. Lời tâm sự: “Tàn tật nhìn con đá banh cũng an lòng” của anh dương nói lên rằng người chiến sĩ bất khuất này này đã chuẩn bị sẵn tâm thế kiên cường cho mình cho chuỗi ngày khó khăn sắp tới.