Ăn khoai tây mọc mầm có thể gây hôn mê, thậm chí là tử vong; cà chua xanh sẽ khiến người ăn bị ngộ độc, rất nguy hiểm; ăn gừng dập sẽ hủy hoại gan;... và còn rất nhiều thực phẩm tưởng chừng vô hại nhưng lại là chất "cực độc". Dưới đây là những thực phẩm chúng tôi tổng hợp cảnh báo bạn nên cân nhắc kĩ trước khi sử dụng.
Nếu phát hiện chè bị mốc tức là nó đã nhiễm penicillin và aspergillus. Nếu uống trà bị mốc, nhẹ cũng cảm thấy chóng mặt, tiêu chảy.
Nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối đôi khi lại trở thành thứ gây hại.
Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên).
Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.
Có chứa chất độc trong thân, lá và ngay cả củ nếu nó đã chuyển sang màu xanh.
Màu xanh của khoai tây là do nồng độ cao của một loại độc tố tên là Glycoalkaloid.
Ngộ độc khoai tây rất hiếm gặp, nhưng vẫn xảy ra.
Một thời gian lâu sau khi sử dụng, cơ thể chúng ta sẽ bắt đầu yếu
đi sau đó là hôn mê và dẫn đến tử vong.
Phần lớn các trường hợp tử vong do ăn khoai tây trong 50 năm qua ở Mỹ đều là do sử dụng khoai tây xanh hoặc uống trà lá khoai tây.
Triệu chứng xuất hiện sau vài giờ ở người ăn măng tươi và sắn độc, chất tập trung ở vỏ sắn, xơ sắn là acid cyanhydric khi vào máu, độc tố này gây ra thiếu oxy cho tổ chức tế bào.
Người bệnh cảm thấy ngạt thở, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nặng hơn là co giật tím và hôn mê, tụt huyết áp và tử vong nhanh chóng.
Vì thế việc xử lý măng và sắn lúc đầu tiên có vai trò quyết định lọc bỏ chất độc cyanide có trong măng và sắn (luộc măng nhiều lần bỏ nước đi, hay ngâm nhiều giờ sau khi gọt vỏ và tước bỏ khi luộc).
Khi có triệu chứng ngộ độc phải uống ngay than hoạt tính và cho đi đến bệnh viện cấp cứu.
Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine.
Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa…
Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm.
Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt.
Nếu vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì bạn nên biết rằng, theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol.
Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết.Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khỏe mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.
Do độc tố bufotoxin và một số chất khác có nhiều trong gan, trứng da cóc, 1-2 giờ sau khi ăn.
Các độc tố này gây ra các triệu chứng nỗi bật cho người bệnh là đau bụng, buồn nôn, nôn, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim nặng, suy hô hấp và ngừng thở, trụy mạch, tử vong chỉ sau 3- 4 giờ nếu không được cứu chữa kịp thời tại các Khoa Cấp cứu và Hồi sức Chống độc.
Lòng trắng trứng gà sống khi ăn vào cơ thể rất khó hấp thu. Trong trứng gà sống có các chất làm cản trở sự hấp thu dinh dưỡng cơ thể và phá hoại công năng tiêu hóa của tụy tạng. Ngoài ra, ăn trứng gà sống rất mất vệ sinh, dễ đưa các vi khuẩn vào cơ thể, gây bệnh.