Ngoài ra còn có 4,7mg% Fe; 0,01mg% vitamin B1... 0,51mg% vitamin B2; 2,1mg% vitamin PP; 0,12mg% vitamin B6; 125mg% cholesterol; 0,25mg% melatonin...
Mặc dù thịt cua đồng có nhiều chất dinh dưỡng như vậy, nhưng nếu không cẩn thận khi ăn cũng sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây là một vài kinh nghiệm bạn cần nhớ.
Ai không được ăn cua?
Phụ nữ mang bầu
Mẹ bầu- nhất là trong thời gian ba tháng đầu thai kỳ-không nên ăn cua đồng do cua đồng có tác dụng phá khối u, tống xuất khối cục tồn đọng trong cơ thể. Mẹ bầu ăn cua đồng nhiều dễ gây sảy thai.
Người mới khỏi bệnh
Những người mới khỏe lại sau bệnh, đường tiêu hóa còn yếu cũng chưa vội ăn cua đồng vì dễ bị lạnh bụng.
Người bị tiêu chảy
Khi đang bị tiêu chảy, tuyệt đối không được ăn các món ăn chế biến từ cua đồng. Cua đồng có tính hàn, lạnh, vì có thể khiến người đang bệnh lại bị bệnh nặng thêm.
Người bệnh tim mạch
Gạch cua có nhiều cholesterol nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch nên hạn chế ăn. Hình minh họa.
Gạch cua có chứa nhiều cholesterol, trong 100 gam thịt cua cũng có đến 125mg% cholesterol nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế ăn cua.
Người bị gút
Cua đồng cũng chứa nhiều sodium và purines nên không thích hợp cho người bị bệnh gút.
Người bị hen
Những người đang bị ho hen, cảm cúm không được ăn cua.
Không ăn cua khi…
Cua đã chết
Khi cua đã chết, trong cơ thể cua có nhiều thành phần hóa học mang tên histidine (có công thức phân tử C3H3N2CH2 (NH2)CO2H), khiến người ăn dễ bị ngộ độc, đau bụng, nôn mửa. Cua càng chết lâu thì lượng histamine càng nhiều, càng dễ ngộ độc hơn.
Cua nấu chín nhưng để lâu
Cua đã chế biến không nên để lâu vì dễ gây ngộ độc.
Cua đã luộc, nấu chín nhưng để lâu rất dễ bị ôi thiu, nhiễm khuẩn. Do đó, cua chế biến đến đâu nên ăn hết tới đó.
Cua còn sống
Nhiều người truyền miệng, cua đồng rửa sạch, giã lấy nước cốt uống khi cua còn sống sẽ giúp cơ thể dẻo dai, mạnh xương cốt. Điều này hoàn toàn sai lầm. Sự thật là trong thịt cua còn sống có chứa nang trùng “lungfluke” (đỉa phổi). Nếu không qua nấu chín mà ăn như vậy rất dễ bị đỉa phổi xâm nhập vào phổi, lên não dẫn tới ho ra máu, co giật, bại liệt.
Ăn cua kèm quả hồng
Chất tannin chứa trong quả hồng sẽ kết hợp với protein trong thịt cua, sẽ gây nên các triệu chứng như lợm giọng, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy vv…Do đó không ăn cua kèm với quả hồng.