Cảm phục cuộc đời người phụ nữ viết đơn nguyện hiến xác cho y học

Gần 25 năm gắn bó với làng trẻ em mồ côi SOS Vinh (Nghệ An), bà Hồ Thị Nhân còn làm nhiều người xúc động hơn khi viết đơn tình nguyện hiến xác cho y học.

Bà Nhân sinh ra trong một gia đình nghèo có 9 anh chị em ở xã Nghi Hưng, huyện Nghi Lộc (Nghệ An), cuộc sống vất vả, kinh tế khó khăn nên năm 16 tuổi bà nghỉ học đi thanh niên xung phong rồi tham gia dân công hỏa tuyến. Thời gian tham gia đội dân công hỏa tuyến ngoài chiến trường, người nữ thanh niên trẻ tuổi được chọn để đào tạo them kiến thức về y tế , mục đích là làm công tác băng bó, sơ cứu vết thương cho thương binh.

Hơn 10 năm trong chiến trường, chị Ngân trở về khi đã đủ tuổi 25, cái tuổi mà bạn cùng trang lứa đã có con bồng con bế, riêng bản thân chị vẫn phòng không đơn chiếc. Cũng làm chị một chút chạnh lòng, nhưng rồi lại laovào công việc làm kinh tế, sản xuất, hết làm công nhân  xây  dựng,  trông  coi  kho  lương thực rồi lại làm y tá tại trạm y tế xã và điểm dừng chân cuối là Khoa đông y Bệnh viện hữu nghị Việt Nam – Ba Lan tại thành phốVinh.  Năm 1991, bà cầm quyết định nghỉ hưu trong tay cũng là lúc làng trẻ em mồ côi SOS Vinh được thành lập, đang rất cần người trông trẻ. Biết được điều đó, bà lập tức viết đơn tình nguyện tham gia với tâm nguyện, sẽmang hết tâm sức của mình để yêu thương, bù đắp những mất mát, thiệt thòi cho những đứa trẻ khiếm khuyết hạnh phúc trong cuộc sống, dù lúc ấy, quyết định này gặp rất nhiều phản đối từ gia đình và bè bạn.

Rời ngôi nhà chung sống với bố mẹ, người thân, bà đến với ngôi nhà chung của những đứa trẻ bất hạnh, với vai trò làm mẹ của những đứa trẻ. Chưa một lần sinh con nên công việc chăm sóc con cái dù ở cái tuổiđược gọi là “xế chiều” với bà vẫn chưa được thành thạo. Mọi người cùng trong làng trẻ phải chỉ cho bà học cách làm mẹ, được phân công chăm sóc 7 đứa trẻ, đứa nhỏ nhất mới 4 tuổi và đứa lớn nhất là 7 tuổi. Dù bỡ ngỡ, dùnhiều cái chưa biết nhưng bằng tất cả tình yêu thương, lòng trắc ẩn và một cái tâm trong sáng, bà đã trở thành bảo mẫu tuyệt vời của những số phận trẻ thơ bị đánh cắp tuổi thơ ấm áp. “Chưa một lần sinh nở nên việc chăm con, từ chuyện rất nhỏ như thay tã, đóng bỉm đến chuyện lo cho chúng ăn uống, nhắc nhở học hành hay là gọi các con dậy sớm để học bài… đều là những thứ mới toanh”, bà chia sẻ. Thiếu thốn những kinh nghiệm, khókhăn là thế nhưng với trách nhiệm và tình yêu vô bờ bến của mình dành cho lũ trẻ, thương các con vì mỗi đứa một hoàn cảnh, có đứa bố mẹ mất, có đứa bị bỏ rơi vì bệnh tật… bà đã làm tất cả những gì tốt nhất để phần nàobù đắp những thiếu thốn, thiệt thòi cho các con.

Làng trẻ em mồ côi SOS

Gần 25 năm nay bà đã nuôi dưỡng được 25 đứa con khôn lớn, trưởng thành. Trong những đứa con mà bà nuôi nấng đó, duy nhất người con trai mang họ bà là Hồ Văn Hùng. Theo lời bà, tình cờ một lần vào bệnh viện chữa bệnh biết được trường hợp của một cháu bé bị bỏ rơi ngay khi vừa lọt lòng mẹ được một ngày tuổi, nặng chưa đầy 2kg trước cổng bệnh viện, bà đã làm thủ tục nhận Hùng về nuôi nấng, giờ Hùng đã là học sinh cấp 3.

Trong ngôi nhà chung của bà, lúc nào cũng có từ 9 đến 10 đứa con, thời điểm chúng tôi có mặt thì đang có 9 đứa con, đứa nhỏ nhất đang học lớp mẫu giáo lớn, còn đứa lớn nhất là cháu Nguyễn Thị Lan Anh, “chị cả” trongnhà. “Cái khó trong nuôi dạy các con là mỗi đứa một  tính,  một  dòng  máu,  hoàn  cảnh khác nhau. Làm mẹ phải biết được tâm lý từng đứa để cho từng đấy con người nhiều thế hệ, nhiều lứa tuổi hòa đồng là điều không hề dễ”,  bà  tâm  sự.  Điều đặc biệt là chưa bao giờ bà phải dùng đến roi vọt, mà bằng lời khuyên răn, dạy dỗ để giáo dục các con của mình. Từng giấc ngủ, từng bữa cơm, từng cái áo, cái quần, đôi dép… tất cả đều được nhắc nhở, chăm lo. Những khi có đứa nhập viện, cả nhà nháo nhào lo lắng, bà lại hối hảlo cho đứa nằm viện, vừa về nhắc nhở, đốc thúc các con ở nhà ngoan, ăn uống, học hành, ngủ nghỉ…

Bà Nhân không chỉ được biết đến là người có đức hi sinh cao cả cho đàn con nhỏ, nhiều lúc vì chăm lo cho các con mà bỏ quên bản thân mình. Đã có 4 cặp anh em song sinh sống dưới mái nhà và lớn lên từ bàn tay chăm sóc của bà. Giờ đây, tóc đã có nhiều màu trên đầu, 5 đứa con rời khỏi vòng tay bà lập mái ấm gia đình riêng. Bà còn vui sướng hơn khi từ chức mẹ lên chức bà, những đứa cháu nội, ngoại lại về thăm bà mỗi khi được nghỉ hoặc mỗi dịp lễ tết.

Trong một lần xem truyền hình, cảm động trước câu chuyện hiến xác cứu người, bà đã quyết định hiến xác mình sau khi chết, biết đâu có thể cứu giúp được ai đó. Được một người hướng dẫn, bà viết lá thư tay gửi trường Đại học y Hà Nội bày tỏ tâm nguyện. Điều bà   làm cũng làm cho một số người bạn, một vài người con lo lắng, nhưng với những lời giải thích và tâm sự, những đứa con cuối cùng cũng đã được bà thuyết phục.

Cảm động hơn nữa là trước việc làm cao cả, thiện nguyện của bà , đến nay ở làng trẻ em mồ côi SOS Vinh đã có thêm hai người khác tình nguyện hiến xác cho y học. Đó là trường hợp của mẹ Vượng (58 tuổi) và ông Trần Văn Mai (55 tuổi), là nhân viên kế toán của làng.

“Mấy đứa nghe thế nó phản đối lắm, nó sợ mất mẹ, nhiều người thân cũng không đồng ý với ý tưởng đó. Mẹ chết đi rồi ai cũng sẽ trở thành hư vô cát bụi, nếu hiến xác, mình có thể tái sinh vào người khác, dù chỉ là một bộphận nào đấy trên cơ thể, nhưng giúp cho ai đó hoặc lành lặn, hoặc kéo dài sự sống âu cũng là một niềm hạnh phúc”, bà nói.