Cá sấu 'bao vây' hồ Trị An: Hiểm họa khi cá sấu mất giá

Mới đây, con cá sấu dài 1,2 m, nặng 20 kg xuất hiện ở ao nước thông ra hồ Trị An khiến người dân hoảng sợ. Sau đó, người dân lại bắt được cá sấu dài 2 m, nặng 30 kg gần lòng hồ.

“Cá sấu sổng chuồng, dân bắt được hoài” Hai năm trước, người dân khu vực Long Thành (TP Biên Hòa, Đồng Nai) đã một phen nhốn nháo vì mưa lũ cuốn sập tường của trại cá sấu làm gần 10 con cá sấu lớn thoát ra sông Buông.

Ông Phan Như Tiến (ấp 2, xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, Đồng Nai) cho rằng, cá sấu sổng chuồng là do khi dẫn nước đào vào tới trại, từ trại ra đến bờ sông, nếu chủ trại nuôi bất cẩn, cá sấu sẽ ra theo đường cống xả, trong quá trình thay nước.  "Ở đây là xứ sở cá sấu. Cá sấu sổng chuồng dân bắt được hoài, cá lớn cũng có, cá nhỏ cũng có.

Nếu cá sấu sổng chuồng, những người dân đánh bắt cá bằng xung điện sẽ săn lùng, vì mỗi con cá sấu trọng lượng 20-30 kg có giá 4-5 triệu đồng. Hồi trước tôi cũng bắt được một con trong ao nhà, bằng bắp tay, sau đó công an tới nhà “hỏi thăm”", ông Tiến nói

Một trại nuôi cá sấu cạnh hồ Trị An.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, chuồng nuôi cá sấu tại xã Phú Ngọc đa phần là tường gạch xi măng dày 10 cm, cao khoảng 1 m, phía trên có quây lưới và đặt ở khu vực sát sông. Nhiều người dân khác cũng khẳng định, chuyện cá sấu sổng chuồng ra sông La Ngà, hồ Trị An năm nào cũng có. Nhưng hầu hết các cơ sở nuôi đều tự bắt lại, không báCá sấu lớn sổng chuồng không lo bằng cá sấu nhỏ.

Vì những con lớn sau một thời gian bị nuôi nhốt theo dạng công nghiệp đã được thuần hóa, khi thoát ra sông thường nổi trên mặt nước rất dễ phát hiện để bắt lại. Còn cá sấu nhỏ thoát ra sông, hồ thường khó phát hiện, sẽ dần thích nghi với điều kiện tự nhiên, sau 1-2 năm sẽ trở thành cá sấu lớn rất nguy hiểm. Chuyện cá sấu cắn chủ khi cho ăn cũng xảy ra.

Ông Phạm Minh Đạo - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai cho biết: Cá sấu nằm trong danh mục động vật hoang dã nên quản lý cá sấu thuộc về kiểm lâm và không được xem là vật nuôi trong cơ cấu nông nghiệp.

Có bàn tay thương lái Trung Quốc thổi giá?

Ông Tôn Hà Quốc Dũng - Trưởng phòng Bảo tồn - Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai cho biết: Cá sấu vẫn nằm trong danh mục động vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng và theo Công ước Cites, là động vật cấm buôn bán quốc tế.

Cá xấu Xiêm hiện nay đã “tuyệt chủng” không còn thấy ở nước ta. Cá sấu đang được gây nuôi chính là con bản địa của mình, được gây nuôi từ miền Tây ngược lên, gốc của nó là vùng Bàu Xấu - VQG Cát Tiên.  Tuy nhiên, nếu cá sấu xuống giá chắc chắn người dân sẽ xếp chuồng xếp trại lại, y như nuôi nhím vậy, chỉ rộ 1-2 năm. Đúng giá trị thực thì mới bền vững, chỉ sợ có bàn tay thương lái Trung Quốc, khi thổi lên khi hạ xuống thì bà con sẽ lâm nguy. "Năm 2009, mỗi cặp nhím có giá 13-14 triệu đồng cặp bằng ngón tay. Giờ xuống giá không ai ngó ngàng tới nó nữa", ông Dũng lo lắng.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Sang - Chủ tịch UBND xã Phú Ngọc (huyện Định Quán, Đồng Nai) cho biết: Trăn, nhím ở Định Quán cách đây vài năm cũng đã rơi vào tình trạng lỗ cũng bỏ, cho không ai thèm lấy. Bây giờ người dân ồ ạt nuôi cá sấu. Xã Phú Ngọc có khoảng 60.000 con cá sấu.

Bình quân cá sấu đạt 14 -15 kg là xuất chuồng, việc buôn bán không được quản lý chặt, chỉ khi xuất thì người dân mới báo kiểm lâm xuất theo giấy phép, lái buôn mua địa phương cũng không nắm rõ, nhưng đến thời điểm này không có hiện tượng gì, giá khoảng 230 - 240.000 đồng/kg, hiện tại thị trường rất khan hiếm, chỉ đáp ứng được 30-40%. Địa phương quản lý về số lượng, quy định chuồng trại, tuyên truyền môi trường, chứ còn xuất đi đâu thì không nắm rõ.