Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi ăn gừng nên gọt vỏ hay để cả vỏ.
![]() |
|
Nhiều người có thói quen gọt vỏ gừng trước khi chế biến. Trong khi đó, một số người khác chỉ rửa sạch củ gừng rồi đập dập, dùng luôn cả phần vỏ. Vậy cách làm nào mới đúng?
Gừng là một vị thuốc Đông y, cả phần lõi và phần vỏ đều có thể dùng làm thuốc. Tuy nhiên, dược tính của chúng rất khác nhau. Đây chính là yếu tố quyết định xem bạn nên dùng vỏ gừng hay không.
Trên thực tế, vỏ gừng khá an toàn, không có độc tố. Vỏ gừng chứa nhiều chất xơ hơn so với phần còn lại của củ gừng.
Gừng có tính ấm giúp xua tan cảm lạnh. Sau khi đi mưa hoặc sau khi bị cảm, uống một cốc nước gừng sẽ giúp làm ấm cơ thể, phòng ngừa cảm lạnh. Bạn cũng có thể sử dụng gừng trong trường hợp say tàu xe, nôn mửa do lạnh bụng...
Vỏ gừng có tính chất cay và mát, tác dụng khử nước, tiêu sưng, giảm chứng tiểu tiện khó, chống đổ mồ hôi.
Lõi gừng và vỏ gừng có tính chất hoàn toàn trái ngược nhau. Trong khi gừng có tính ấm thì vỏ gừng có tính lạnh. Khi sử dụng, bạn cần chú ý dùng đúng cách.
Trường hợp cần gọt vỏ gừng
Đối với người tỳ vị hư nhược, tốt nhất nên gọt vỏ gừng trước khi sử dụng.
Khi dùng với các thực phẩm có tính lạnh như mướp đắng, cần tây, cua... thì nên gọt vỏ gừng để cân bằng tính lạnh của các loại thực phẩm này.
Khi bị cảm cũng nên dùng gừng gọt vỏ nấu với đường nâu để giải cảm.
Khi dùng gừng để trị nôn mửa, đau dạ dày và các triệu chứng khó chịu do tỳ vị, dạ dày bị lạnh, bạn nên dùng gừng đã gọt vỏ.
Trường hợp dùng cả vỏ gừng
Trường hợp bị phù thũng nên dùng gừng còn nguyên vỏ. Vỏ gừng có tác dụng lợi thủy, lợi tiểu giúp tiêu sưng.
Khi bị táo bón, hôi miệng... cũng nên dùng gừng còn vỏ.
Một số cách sử dụng gừng
Trà gừng
Gừng gọt vỏ, cắt lát vỏ vào nước sôi cùng một ít lá trà và hãm lấy nước uống. Dùng sau bữa ăn. Loại trà này có thể làm dịu da bằng cách đổ mồ hôi, làm ấm phổi, giảm ho, tốt cho người bị bệnh cúm, sốt thương hàn.
Gừng + đường nâu
Kẹo gừng làm từ gừng tươi và đường nâu có vị ngọt và cay giúp loại bỏ ẩm ướt và lạnh, thích hợp để dùng khi thời tiết ẩm ướt.
Gừng + kỷ tử
Uống nước gừng, kỷ tử giúp cải thiện thị lực, cải thiện nếp nhăn ở mắt, tốt cho chức năng gan.
Lưu ý, khi sử dụng gừng nên chọn củ lành lặn, không ăn gừng thối. Gừng bị thối sẽ sản sinh ra safrole - một chất hữu cơ rất độc, có thể làm thoái hóa tế bào gan, gây ra bệnh gan.
Uống trà gừng hay ngậm một lát gừng tươi vào buổi sáng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy tiêu hóa, kháng khuẩn. Tuy nhiên, bạn không nên ăn gừng vào ban đêm vì nó có thể khiến cơ thể nóng phừng phừng, gây khó ngủ.
Nguồn: https://xevathethao.vn/uncategorized/an-gung-got-vo-hay-ca-vo-tot-hon-chi-ban-cach-an-dung-giup-tang..
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'


-
Hết Tết nhớ giải ngấy bằng thứ 'thuốc quý' này để ngày càng trẻ trung, xương khớp khỏe mạnh
-
7 thực phẩm 'hút mỡ', giúp giảm cân cực tốt mà bạn không nên bỏ qua dịp sau Tết
-
5 thói quen đáng giá hơn cả trăm viên thuốc bổ nên duy trì trong năm mới 2023
-
Loại canh không chỉ mang đến may mắn trong ngày Tết mà còn cực tốt cho sức khoẻ




-
Vì sao vi phạm nồng độ cồn nghỉ Tết Nguyên đán 2023 tăng gấp nhiều lần mọi năm?
-
Tiêm vaccine COVID-19 xuyên Tết Quý Mão được hơn 30.000 liều
-
Tình đồng nghiệp đáng quý giữa nghệ sĩ Việt Hương và Chí Tài
-
Chưa khai hội, hàng vạn du khách đã đến Chùa Hương đi lễ đầu năm
-
Tết Quý Mão: Gần 380 ca khám, cấp cứu do pháo nổ, tăng mạnh so với năm trước
-
Quý Mão 2023: 3 con giáp cá Chép hóa Rồng, đón vận giàu sang tài lộc nhiều vô kể
-
Trấn Thành lên tiếng về tin đồn ký hợp đồng hôn nhân với Hari Won, hiếm hoi trải lòng về cuộc sống
-
Albert Einstein, thiên tài tuổi Mão và phát minh vĩ đại làm thay đổi Thế giới