Ám ảnh kinh hoàng người phụ nữ chết thảm vì bị đàn chó dữ xé xác trên rẫy cà phê

Đi mót cà phê gặp phải đàn chó bẹc-giê hung dữ, cả đoàn người nhanh chân chạy “bán sống bán chết” để bảo vệ tính mạng cho mình trước những hàm răng sắc nhọn.

Có người nhanh chân chạy thoát nhưng cũng có người không chạy kịp bị chó cắn đến hôn mê bất tỉnh. Đau đớn nhất chính là trường hợp của bà Phạm Thị Ngắn (SN 1955, ngụ buôn H’drát, xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), không may mắn nên bị đàn chó bẹc-giê cắn chết ngay tại chỗ. Cho dù đã hơn 4 năm trôi qua nhưng vụ án chưa từng có trong tiền lệ này vẫn để lại những ám ảnh kinh hoàng và nỗi đau chưa từng nguôi ngoai cho gia đình nạn nhân...

Mỗi khi nhìn những tấm ảnh của bà mẹ xấu số, người con trai duy nhất của nạn nhân lại đấm thùm thụp vào lồng ngực mà kêu khóc. Bao năm nay, anh luôn tự dằn vặt mình vì đã không chăm sóc chu đáo cho người mẹ duy nhất trên đời nên mới dẫn tới cái chết quá thê thảm và chua xót như thế. Dù cho cái chết của bà Ngắn chẳng phải lỗi của anh.

Đi mót cà phê rơi vào vòng vây chó dữ

Trở về buôn H’drát (xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột), chỉ cần nhắc đến vụđàn chó bẹc-giê trong “rẫy ông Thành 507” là người dân ai nấy đều sợ xanh mặt. Mấy năm về trước, chính tại nơi đây đã xảy ra hai “vụán” chó bẹc-giê cắn người, trong đó một vụnạn nhân bị cắn đến mức hôn mê bất tỉnh, vụcòn lại người xấu số thiệt mạng tại chỗ.

Một nhân chứng và cũng là hàng xóm với các nạn nhân của hai “vụán” trên kể lại trong ánh mắt vẫn còn đậm nét hoảng sợ: Theo đó, vụthứ nhất, vào khoảng cuối năm 2008, bà Võ Thị Cúc (SN 1944, ngụbuôn Huê, xã Ea Kao) đi mót cà phê ở “rẫy ông Thành 507” thì bị những công nhân của ông Thành xua chó bẹc-giê ra cắn nhưng may mắn thoát chết. Hôm đó, bà Cúc cùng con gái và 6 người trong buôn vào rẫy ông Thành. Bà Cúc vừa bước vào rẫy thì một công nhân gọi chó đến. Bà Cúc bị cắn đến nỗi hôn mê bất tỉnh, nát tai, tay, chân, bị chó kéo lê đi cả chục mét. Hôm đó nếu không có người đến ứng cứu và đưa đi bệnh viện điều trị thì có lẽ bà cũng tàn đời vì đàn chó hung dữ này rồi.

Vụthứ hai, vào ngày 21/1/2010, bà Phạm Thị Ngắn và 3 người dân đi vào cổng sau, nơi không có hàng rào chắn, không có biển cảnh báo chó dữ để nhặt những hạt cà phê rơi rụng sau vụthu hoạch. Những người này đang mót cà phê thì một con chó bẹc-giê lông màu đen xồ ra. Quá hoảng hốt nên mọi người hô hoán trèo lên cây sầu riêng cạnh đó để tránh sự truy sát của đàn chó dữ. Riêng bà Ngắn dù đã trèo lên cây cà phê nhưng vì quá thấp nên vẫn bị đàn chó nhảy lên kéo rơi xuống đất rồi lao vào thi nhau cắn xé.

Theo lời kể của một nhân chứng tại hiện trường vụviệc, ngay lúc đó, một phụnữ đứng trên cây sầu riêng la to: “Có ai không cứu cô tôi với”. Nhìn xung quanh thấy một người tên Nguyễn Đình Sơn đang đứng ở gốc cây dừa, chị này lại kêu: “Anh Sơn ơi cứu cô Ngắn với, chó cắn cô Ngắn rồi”. Tuy nhiên người đàn ông tên Sơn chỉ đứng nhìn một lúc rồi quay lưng bỏ đi. Chợt nhớ ra mình mang theo điện thoại, chị vội gọi cho cha mình bảo: “Ba ơi, chó cắn cô Ngắn rồi! Ba kêu người xuống cứu cô Ngắn mau lên!”.

Gọi xong, chị nhìn xuống phía bà Ngắn đang bị chó cắn thì lại thấy 4-5 con chó nữa chạy tới lao vào cắn và kéo lê nạn nhân đi. Quá hoảng sở, chị lại kêu cứu to hơn nữa. Lúc này, nhân chứng nhìn thấy người tên Sơn đi xe máy từ chỗ mỏ đá đến nên chị lại gọi: “Anh Sơn cứu cô Ngắn với, chó đang cắn cô Ngắn”. Sơn dừng xe lại và nói vọng về phía chị: “Ai nhủ bay vào mót làm gì?”. Chị cần khẩn: “Anh cứu cô Ngắn đi, cô ấy đang bị cắn ở dưới đất kia kìa”. Khi người tên Sơn đến hiện trường thì phát hiện nạn nhân đã ở trong tình trạng thê thảm. Anh ta liền gọi điện thoại cho ai đó báo có người vào mót cà phê và bị chó cắn chết, yêu cầu cho xe vào chở đi cấp cứu. Nhờ đó, những người đi mót cà phê còn lại mới dám tụt xuống cây để ra khỏi rẫy.

Sự việc nhanh chóng được báo lên cơ quan công an địa phương và Công an TP.Buôn Ma Thuột. Tại hiện trường, bà Ngắn bị đàn chó cắn tơi tả, mất nhiều phần cơ thể, toàn bộ da đầu bị lột khỏi hộp sọ. Sau 2 ngày xảy ra sự việc, người đàn ông tên Sơn đã bỏ đi đâu đó. Tuy nhiên đến ngày 11/2/2010, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP.Buôn Ma Thuột đã ra văn bản quyết định không khởi tố hình sự vụán, kết thúc hồ sơ vụviệc, thông báo kết quả điều tra tới gia đình nạn nhân. Theo đó, căn cứ vào tài liệu, chứng cứ thu thập được, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP.Buôn Ma Thuột đã ra kết luận: Bà Ngắn bị chó cắn chết không phải do gia đình bà Hoè và anh Sơn hay ai đó trong gia đìnhcố ý thả chó cắn người; anh Sơn thấy chó cắn người mà không cứu giúp trong khi có khả năng cứu giúp. Gia đình bà Hoè nuôi chó không giao cho ai là người nuôi hay quản lý đàn chó. Khi sự việc xảy ra, không có mặt anh Sơn, Sách, Mật cũng như những người khác trong gia đình bà Hoè ở đó thấy chó cắn mà không cứu giúp...

Ám ảnh kinh hoàng

Cho dù vụviệc đã xảy ra được hơn 4 năm qua, nhưng bà Võ Thị Cúc, một trong những nạn nhân từng bị đàn chó bẹc-giê cắn đến hôn mê bất tỉnh vẫn còn nhớ như in về cái ngày kinh hoàng đó: “Hôm đó, tôi cũng con gái đi mót cà phê trong rẫy ông Thành, đang mót thì bất ngờ bị một đàn chó dữ lao vào cắn xé khiến tôi không thể chống cự được. Tôi hoa mắt lên vì đau, tai tôi chỉ nghe thấy tiếng khóc lóc, kêu la của đứa con gái. Sau đó tôi ngất đi, không biết gì nữa. 5 ngày sau tôi mới tỉnh dậy thì được nghe con gái tôi kể lại vì thấy tôi bị cả đàn chó dữ lao vào cắn nên nó đã nhảy vào ôm lấy tôi. Nó cũng bị cắn. Sau đó có mấy người chạy đến đuổi đánh đàn chó đi, nếu không thì tôi và con tôi không sống được đến ngày hôm nay đâu”.

Sau khi vào viện, bà Cúc đã phải khâu mất 24 mũi trên đầu, 6 mũi ở đùi, mất một phần vành tai phải. Trên cơ thể bà còn có hàng trăm vết răng chó ở khu vực đầu, mặt, đùi, chân, tay... Tổng cộng, bà Cúc đã phải ở trong bệnh viện 19 ngày mới được về nhà chữa trị tiếp. Trong các vết thương, có những vết cắn vì quá độc nên mãi 6 tháng sau mới liền sẹo. Có một số vết nặng thì mưng mủ, lở loét không chịu liền, bốc mùi khăn khẳn. Đặc biệt là vết ở sau đùi trái bà Cúc, sau 4 năm điều trị mà vẫn chưa khỏi hẳn, thi thoảng vẫn chảy nước nhầy. Suốt một thời gian dài, bà Cúc vừa phải kết hợp giữa uống, bôi, tiêm thuốc thì các vết lở loét, mưng mủ mới thuyên giảm. Tuy nhiên, mỗi khi trái nắng, trở trời là những vết thương cũ lại bị đau dấm dứt, ngứa ngáy và khó chịu.

Sau vụviệc, vì gia đình nghèo khó, số tiền tiết kiệm bấy lâu nay đều mang đi mua thuốc cho bà Cúc hết nên gia đình bà đã sang rẫy nhà ông Thành để xin được bồi thường lấy tiền mua thuốc thang. Nhưng yêu cầu này không được chấp thuận và họ còn bị đuổi về với lời dọa: “Về đi, không tao cho chó ra cắn chết bây giờ!”. Vì quá sợ trước “cái uy” của đàn chó dữ nên gia đình bà Cúc hãi hùng, bảo nhau lục tục ra về, không dám bén mảng tới lần nữa. Nhưng hậu quả của vụviệc vẫn chưa dừng ở đó. Bà Cúc sau khi điều trị ở viện về, bị hoảng loạn tinh thần, thường kêu la, đôi khi trợn trừng mắt và có các triệu trứng của người tâm thần. Vậy là suốt 1 năm trời, chồng bà phải cắt cử cậu con trai út nằm ngủ với mẹ. Trong quãng thời gian đó, bà Cúc thường xuyên nằm mơ thấy ác mộng, nhiều lần choàng tỉnh giấc và gào thét giữa đêm. Dù được cậu con trai út ôm và gọi mẹ nhưng bà vẫn thấy hoảng sợ. Chỉ khi ông chồng chiều lòng vợ để điện sáng trưng khắp nhà thì bà mới chịu nằm yên.

Bà Cúc cho biết thêm: “Tôi quê gốc ở Hà Tĩnh, vào Tây Nguyên được 16 năm rồi. Đúng là tôi số lớn mạng lớn nên mới may mắn thoát chết. Mặc dù đã 4 năm trôi qua nhưng nỗi ám ảnh bị cả đàn chó cắn xé vẫn làm tôi ăn không ngon, ngủ không yên. Cứ mỗi khi nghe tiếng chó sủa thì bất kể ngày hay đêm, tôi đều giật mình hoảng sợ. Có lần đang hái cà phê trong rẫy nhà mình, nghe thấy tiếng chó cắn nhau, tôi liền trèo lên cây cà phê. Một lúc lâu sau, chồng tôi động viên mãi, tôi mới dám trèo xuống. Có lẽ, cả đời này tôi sẽ bị chó ám cho mà xem...”.

Một con chó dữ lồng lộn lên khi phóng viên đến chụp hình

Tự dằn vặt mình trước di ảnh của mẹ

Tiếp xúc với chúng tôi, anh Nguyễn Văn Khôi (SN 1977, con trai nạn nhân Phạm Thị Ngắn) cho biết, gia đình anh quê gốc ở Ninh Bình, anh là con trai duy nhất của bà Ngắn. Mẹ anh vốn sinh ra trong một gia đình nhà nông. Năm 1976, mẹ anh được một người đàn ông yêu thương lấy về làm vợ, anh chính là kết quả của tình yêu đó. Thế nhưng khi được 7 tuổi thì cha mẹ anh chia tay. Cuộc sống gia đình đổ vỡ, bà Ngắn quyết ở vậy để nuôi Khôi khôn lớn.

Năm 1991, hai mẹ con anh Khôi dắt díu nhau vào Tây Nguyên làm thuê cho một người thân. Quãng thời gian đầu tiên vẫn làm anh nhớ nhất, để có tiền nuôi con khôn lớn, bà Ngắn đã đi làm đủ thứ nghề nhọc nhằn. Những năm tháng ấy, khó khăn luôn bủa vây cuộc sống của hai người nhưng vì thương con nên bà Ngắn quyết tâm bám trụlại mảnh đất nắng và gió này. Cũng vì cuộc sống nghèo khổ mà anh Khôi phải gác lại ước mơ tới trường của mình để phụmẹ đi làm thuê, làm mướn lấy tiền sống qua ngày.

Sau một thời gian dài chịu khổ, tích cóp từng xu một, hai mẹ con anh mới mua được một mảnh rẫy, dựng lên một cái chòi để ở. Năm 1997, anh Khôi lấy vợ. Sau 15 năm chung sống, hai vợ chồng anh đã có với nhau 3 đứa con. Bà Ngắn chính là người chăm bẵm chính cho cả 3 đứa cháu. Có khi các con anh ngủ với cha mẹ còn ít hơn là ngủ với bà nội. Sự việc đã qua đi được 2 năm, anh Khôi cũng nhiều lần làm đơn lên các cơ quan chức năng yêu cầu làm rõ hành vi thả đàn chó dữ dẫn tới sự việc chó cắn chết mẹ mình nhưng câu trả lời vẫn luôn là: “Không truy cứu trách nhiệm hình sự!”

Ông Y Sê H’mok (công an viên buôn H’Drát) cho biết: “Bà Ngắn vốn là người hiền lành, sống tốt với mọi người nên được bà con rất quý mến. Trong quan hệ giữa mẹ chồng và con dâu thì bà Ngắn luôn sống tốt, chưa bao giờ để xảy ra xích mích. Chính vì thế, cái chết của bà Ngắn khiến cho cả buôn này đau buồn”.

Vợ anh Khôi chia sẻ trong nước mắt: “Mẹ chồng của tôi là một người tâm lý, rất khéo léo trong cách cư xử. Sau khi mẹ chồng tôi qua đời, anh Khôi đau đớn, buồn bã bần thần như người mất hồn. Nửa năm liền sau đó, anh Khôi không làm được gì, chỉ biết than khóc mẹ. Cũng bởi vì cái chết của bà quá thê thảm, khốc liệt. Mỗi lần cầm những tấm ảnh chụp tại hiện trường là anh Khôi lại khóc lóc, đau đớn tự đấm thùm thụp vào ngực mình. Anh ấy quỳ xuống trước bàn thờ và thốt lên: “Mẹ ơi, con là người có lỗi. Là người con trai duy nhất của mẹ mà con không bảo vệ được mẹ. Mẹ chết đi rồi, có nhắm mắt được không?”. Tôi phải khuyên bảo, động viên mãi anh ấy mới vững vàng lên như ngày hôm nay”.

Mới đây, hai vợ chồng anh Khôi đã làm được một căn nhà tử tế. Trong căn nhà ấy, họ quyết định dành hẳn một căn phòng để lập ban thờ cho bà Ngắn. “Mẹ chồng tôi chết sớm quá, không kịp sống đến già để cho con cháu phụng dưỡng, báo hiếu”, vợ anh Khôi nói.

Được biết, “rẫy ông Thành 507” là rẫy cà phê của Công ty Trường Ngọc rộng khoảng 35 héc-ta, có đội ngũ bảo vệ cũng rất dữ dằn, trước đây cũng đã từng đánh một người đi lạc vào rẫy bị chấn thương sọ não. Đàn chó bẹc-giê được đưa về rẫy nuôi cách đây đã lâu nhưng không hề được bịt mõm mỗi khi được thả ra ngoài. Dù xung quanh rẫy có tường bao và lưới B40 bảo vệ nhưng thi thoảng đàn chó vẫn ra ngoài cắn gà, cắn dê của những người dân sống xung quanh. Dù cho ở cổng chính ra vào có biển cảnh báo chó dữ nhưng cũng chỉ mới được dựng lên sau khi xảy ra vụán chó cắn chết người. Về phía người làm công tên Sơn sau đó đã bị TAND TP.Buôn Ma Thuột tuyên phạt 6 năm tù giam vì tội cố ý gây thương tích trong một vụán khác xảy ra tại “rẫy ông Thành 507” vào năm 2009.

Vậy là, chỉ vì những hạt cà phê rụng, thấy bỏ đi thì lãng phí mà nhiều người đã vào rẫy nhặt nhạnh mong kiếm được dăm ba đồng để rồi phải chuốc lấy hậu quả thảm khốc. Trong đó, có người bị chó cắn đến nỗi suốt đời sống với những cơn hoảng loạn tinh thần hàng đêm. Có người thậm chí vĩnh viễn phải từ giã cõi đời, khiến cho người con phải suốt đời đau xót và ám ảnh vì không thể quên được hình ảnh mẹ mình bị chết thảm bởi đàn chó “sát thủ”..

Vụ người làm công ở “rẫy ông Thành 507” đánh người

Ngày 25/3/2011, TAND TP.Buôn Ma Thuột đã tuyên phạt các bị cáo: Nguyễn Đình Sơn, Phan Văn Tuất, Nguyễn Trung Dũng, Nguyễn Trường Thi, Nguyễn Quang Sơn, Lê Văn Xuân và Lê Phú Thắng tổng cộng 43 năm 8 tháng tù giam. Trong đó, bị cáo Nguyễn Đình Sơn phải chịu mức án 6 năm tù giam về tội “Cố ý gây thương tích” trong vụ án người làm công ở “rẫy ông Thành 507” đánh người vào chiều tối 29/3/2009.

Theo đó, vào khoảng 19h ngày 22/3/2009, anh Nguyễn Huy Hoàng (ngụ ở Cư Jút, Đắk Nông) và anh Nguyễn Văn Thọ (ngụ ở thôn Phương Tân, xã Kim Khê, huyện Kim Thành, Hải Dương) do trời tối nên đã chạy xe máy nhầm đường vào khu rẫy của ông Phạm Ngọc Thành. Lúc này có bảy người làm thuê trong rẫy đang ngồi ăn cơm, uống rượu trong khu nhà tập thể của trang trại. Trong đó có Nguyễn Đình Sơn (đối tượng được nhắc nhiều trong vụ chó bẹc-giê cắn chết bà Ngắn)

Thấy ánh đèn xe máy đi vào, hai đối tượng trong nhóm của Sơn chạy ra nắm lấy yên xe của anh Hoàng khiến anh này hoảng sợ rồ ga bỏ chạy, làm một người bị ngã trầy xước chân. Thấy vậy, nhóm của Sơn đã mang gậy đuổi theo tìm bắt hai anh Hoàng và Thọ về khu nhà tập thể để đánh. Sau khi về đến khu tập thể, Nguyễn Đình Sơn nhìn thấy hai anh Thọ và Hoàng thì liền cầm hai cục đá giơ lên trước mặt anh Hoàng nói: “Sao mày kéo ngã cháu tao?”. Ngay lúc này, một đối tượng trong nhóm là Nguyễn Trung Dũng dùng cây keo đánh vào đầu anh Thọ. Cây keo bị gãy, Dũng tiếp tục dùng ống sắt đánh vào đầu anh Thọ khiến anh Thọ ngã quỵ xuống, Dũng quay sang dùng gậy đánh tiếp anh Hoàng. Thấy vậy, nhóm người của Sơn cũng xông vào dùng cây và tay đánh nhiều cái vào đầu và người anh Hoàng. Trong lúc anh Hoàng bị đánh, Nguyễn Đình Sơn vào can ngăn không cho Dũng đánh anh Hoàng nữa. Sau đó, nhóm của Sơn đã lấy xe máy chở hai nạn nhân bỏ ra đường rồi đi về. Anh Hoàng và anh Thọ được người dân phát hiện đưa đi Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương, hôn mê sâu do bị đánh nhiều phát vào đầu. Hội đồng giám định pháp y tỉnh Đắk Lắk kết luận: anh Nguyễn Huy Hoàng bị đa chấn thương phần mềm, suy nhược sau chấn thương, tỉ lệ thương tích 10%. Anh Nguyễn Văn Thọ bị vết thương đỉnh đầu, nứt sọ phức tạp nhiều đường, tụ máu nội sọ và dập hoại tử não bán cầu trái, liệt mặt và nửa người phải, tỉ lệ thương tích 65%.