Kể từ khi Phan Văn Santos ra mắt trong đội tuyển Việt Nam năm 2008 thì đã có những cầu thủ gốc ngoại khoác áo ĐT Việt Nam dưới thời HLV Calisto như: Kesly Alves, Đinh Hoàng La, Đinh Hoàng Max. Cả 3 cái tên trên đều có điểm chung là chỉ duy nhất 1 lần được khoác lên mình chiếc áo đỏ. Dù đã thi đấu ấn tượng khi được tung vào sân và đặc biệt là được sự hưởng ứng của rất đông khán giả tại sân Mỹ Đình(Hoàng La và Hoàng Max). nhưng đáng tiếc trận thắng đội bóng nổi tiếng của Hy Lạp là Olympicos cũng là lần cuối có sự góp mặt của các cầu thủ gốc ngoại.
Vấn đề là lỗi không nằm ở các HLV vì họ rất muốn có mặt của các cầu thủ nhập tịch để tăng chất lượng đội hình, thậm trí thời Calisto ông đã hơn 1 lần “van xin” lãnh đạo liên đoàn tuy nhiên HLV người Bồ chỉ nhận được cái lắc đầu của cấp trên, tại sao lại như vậy?
Thật ra không hẳn là liên đoàn không muốn gọi cầu thủ nhập tịch bởi vì khi ĐT thi đấu thành công thì liên đoàn cũng được “thơm lây”, đã từng có thời VFF hướng tới mô hình "8+3" cho đội tuyển như các CLB tại V-League, tức là có 3 cầu thủ gốc ngoại cho Tuyển, tuy nhiên sau scandal “đau đầu” của Phan Văn Santos tại LG Cup 2008 tại TP.HCM thì VFF đã mất niềm tin hẳn vào các cầu thủ ngoại, nhưng thật trùng hợp đó là khi loại Santos trước AFF Cup 2008 thì người thay thế Dương Hồng sơn đã xuất thần tỏa sáng và góp công lớn giúp chúng ta lên ngôi Đông Nam Á lần duy nhất đó, không ít ý kiến cho rằng nếu là Santos bắt thì chưa chắc Tuyển Việt Nam đã có chức vô địch lịch sử ấy.
Huỳnh Kesley và Thành Lương sẽ trở thành đồng đội trong ĐTVN?
Nhiều người suy nghĩ phiếm diện thì cho rằng đa số các cầu thủ ngoại sang đá V-League vì tiền thì chắc cũng chỉ đá vì tiền khi lên Tuyển mà thôi, tuy nhiên thực tế không hẳn như vậy. Trong đó thì trường hợp của Hoàng Max và Kesley là điển hình khi 2 cầu thủ này đã có vợ con người Việt, thậm chí là Huỳnh Kesley đã đưa cả gia đình mình sang định cư hẳn tại Sài Gòn, rõ ràng Huỳnh Kesley thật sự nghiêm túc và hoàn toàn đủ nhân cách thi đấu cho Đội tuyển Việt Nam.
Vấn đề gọi cầu thủ nhập tịch không chỉ nằm trong khuôn khổ của bộ môn bóng đá mà còn liên quan đến vấn đề bản sắc dân tộc, cũng cần thông cảm cho những người làm bóng đá khi chẳng dễ dàng gì để quyết định chuyện nằm ngoài chuyên môn của họ. Liên đoàn bóng đá Việt Nam đang đặt nặng vấn đề “bản sắc” hơn là “thành tích”, nhưng liên đoàn cũng đang “cổ hủ” so với thời đại mở cửa và toàn cầu hóa hiện nay. Đúng là không dễ cho VFF để có thể giải bài toán cầu thủ nhập tịch, có lẽ cần 1 chính sách rõ ràng và có tính bước ngoặt thì mới giải quyết triệt để vấn đề gây nhiều tranh cãi này.