1. Twitter
Trong hơn một thập kỷ qua, với chương trình kiểm duyệt tường lửa Great Firewall, người dân Trung Quốc không thể truy cập mạng xã hội Twitter. Bên cạnh hàng nghìn website bị cấm tại Trung Quốc, các mạng xã hội thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà kiểm duyệt.
2. Google
Gmail là dịch vụ mới đây nhất của Google bị cấm bởi giới chức trách Trung Quốc. Theo Google, các dịch vụ khác của công ty gồm Tìm kiếm, trang web, Picasa và YouTube cũng bị bị gián đoạn tại nước này. Tuy nhiên, một số người dùng vẫn có thể truy cập Gmail qua một mạng ảo (VPN) trả phí. Mạng ảo này cho phép người dùng phá vỡ tường lửa Great Firewall. Trong khi đó, các trang video trực tuyến của Trung Quốc như Youku, Sohu và iQiyi lại rất phổ biến trong nước.
3. Facebook
Năm 2009, Trung Quốc chính thức đặt lệnh cấm đối với Facebook và đến nay không có dấu hiệu nào về kế hoạch cho phép mạng xã hội của Mỹ này hoạt động tại đây. Các trang mạng xã hội của Trung Quốc được phép hoạt động trong nước, giúp thúc đẩy phát triển của ngành công nghệ nội địa. Tuy nhiên, các mạng xã hội này vẫn chịu sự kiểm duyệt nghiêm ngặt.
4. Phim nước ngoài
Mỗi năm, chính quyền Trung Quốc chỉ cho phép 34 phim nước ngoài công chiếu tại các rạp và hạn chế các phim bom tấn Hollywood mới nhất. Các bộ phim được chấp nhận công chiếu vẫn phải chịu sự kiểm duyệt gắt gao của giới chức trách và phải cắt bỏ những cảnh bị cho là mang tính công kích hoặc phá hoại. Các nhà làm phim Hollywood đang kỳ vọng Trung Quốc sẽ nâng số lượng phim cho phép trong thời gian tới. Dù có lợi thế so với các hãng phim phương tây, các nhà làm phim Trung Quốc vẫn vấp phải sự kiểm duyệt của giới chức trách. Năm 2005, Trung Quốc dành lời khen tặng cho đạo diễn Đài Loan Ang Lee, người đoạt giải Oscar nhưng bộ phim của ông, Brokeback Mountain, chưa bao giờ được công chiếu ở nước này.
5. Sòng bạc
Năm 1949, chính quyền Bắc Kinh ra luật cấm đánh bạc và các sòng bạc không được phép hoạt động tại nước này. Tuy nhiên, người Trung Quốc lại rất yêu thích trò chơi may rủi có truyền thống hàng nghìn năm này. Tuy nhiên, lệnh cấm này không thể ngăn được các doanh nhân Trung Quốc tổ chức hoạt động đánh bạc ngầm và xổ số tư nhân. Chính sách này khiến người dân Trung Quốc đổ sang các sòng bạc bên ngoài Trung Quốc Đại lục. Nổi tiếng nhất là Macau với ngành công nghiệp sòng bạc lớn gấp 7 lần của Las Vegas, Mỹ.
6. Hàng ngàn trang web Trung Quốc cấm truy cập
Hàng ngàn trang web tại bất cứ thời điểm nào, bao gồm các mạng xã hội và trang web có nội dung khiêu dâm. Các kết quả tìm kiếm và phương tiện truyền thông xã hội cũng bị kiểm duyệt, buộc người dùng Internet phải tìm ngôn ngữ thay thế để bàn luận về tin tức và sự kiện lịch sử như cuộc biểu tình Thiên An Môn. Do đó, sử dụng mạng ảo và proxy an toàn là cách duy nhất để truy cập các trang web bị cấm.
7. Sách Tổng Cục báo chí và Xuất bản của Trung Quốc kiểm duyệt tất cả các đầu sách trước khi phát hành
Các nhà xuất bản hy vọng vi phạm luật đều nhanh chóng bị đóng cửa và các tác giả chỉ có một lựa chọn: Hoặc là chấp nhận kiểm duyệt hoặc chấp nhận không thể tiếp cận được với 1,4 tỷ độc giả tiềm năng. Các loại sách thường được nhập lậu vào Trung Quốc từ các khu vực bên ngoài gồm Hong Kong - nơi các nhà xuất bản được tự do hơn trong phát hành sách.
8. Snapchat Không chỉ Facebook và Twitter, Snapchat cũng bị cấm tại Trung Quốc
Việc cấm cửa các doanh nghiệp phương Tây của Trung Quốc giúp các hãng công nghệ trong nước có cơ hội phát triển mạng xã hội của riêng mình. Một số mạng xã hội “cây nhà lá vườn”của Trung Quốc phát triển nở rộ và có hàng trăm triệu người dùng.