1. Hồ Nyos, Cameroon
Hồ Nyos từng là thủ phạm giết chết 1.700 người và hàng ngàn động vật vào năm 1986
Hồ Nyos dài 1,2 km, diện tích mặt nước hơn 1,5 triệu m2, dưới đáy hồ chứa một túi dung nham núi lửa chứa khí carbon dioxide (CO2) từ đó xâm nhập vào nguồn nước trong hồ, tạo thành axit carbonic (H2CO3).
Vào ngày 21/8/1986 định mệnh, khoảng 1.700 người và hàng ngàn động vật chết ngạt sau khi khí CO2 thoát ra khỏi hồ vào ban đêm. Theo tính toán của các nhà khoa học, lượng khí và nước bốc lên từ hồ Nyos thành cột cao khoảng 80 m, di chuyển với tốc độ 45 dặm/giờ và lan đến những ngôi làng cách đó 12 dặm. Ước tính, hồ đã nhả ra khoảng 1 km3 khí CO2 đủ để lấp đầy 10 sân bóng đá.
Đầu năm 2010, một nhóm các nhà khoa học người Mỹ đã bắt đầu đặt một ống polyethylene sâu dưới đáy hồ làm cho nước khí CO2 dưới đó sủi bọt lên và giải phóng bớt khí CO2 vào khí quyển. Nhờ vậy, áp suất ở đáy hồ sẽ giảm, hạ thấp nguy cơ phun trào.
Tuy nhiên, nhà địa hóa học George Kling tại Đại học Michigan khẳng định giải pháp trên vẫn không thể đảm bảo chắc chắn thảm họa không tái diễn.
2. Naples, Italy
Thành phố Naples nằm trên nền núi lửa Vesuvius xưa
Năm 79 sau công nguyên, núi lửa Vesuvius đã chôn vùi hai thành phố cổ Pompeii và Herculaneum. Trong khi đó, thành phố Naples lại nằm trên nền của núi lửa xưa, với 650.000 người sống trên khu vực sườn núi. Do đó nếu thảm họa xảy ra sẽ có hơn 1 triệu người gặp nguy hiểm.
3. Miami, Florida
Một cơn lốc xoáy càn quét Miami
Không ai có thể dự đoán chính xác thời điểm xảy ra những cơn lốc xoáy tại Miami. Theo Cuộc khảo sát địa chất Mỹ ước tính Miami thường phải hứng chịu 60 cơn lốc xoáy trong vòng 100 năm.
Năm 1926, cơn lốc xoáy Great Miami đã phá hủy toàn bộ nhà cửa tại thị trấn Miami và khiến ít nhất 373 người thiệt mạng.
Chưa đầy 10 năm sau, vào năm 1935, cơn lốc xoáy vào đúng ngày Lao động đã giết chết 408 người tại vùng Florida Keys.
Tuy nhiên Andrew mới là cơn lốc xoáy lịch sử xảy ra vào năm 1992 quét qua Florida với sức gió mạnh tới mức hất tung các thiết bị đo đạc khí tượng, đồng thời cướp đi sinh mạng của 23 người và tổng thiệt hại tài sản lên tới 26,5 tỷ USD.
4. Khu vực Sahel, châu Phi
Khu vực khô hạn Sahel
Sahel là tên gọi khu vực ranh giới ở châu Phi nằm giữa sa mạc Sahara ở phía bắc và khu vực màu mỡ ở phía nam Sudan.
Hạn hán tại Sahel không chỉ là một thảm họa tự nhiên mà còn trở thành “kẻ giết người hàng loạt”. Theo Chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc, hơn 100.000 đã bị chết đói trong đợt hạn hán kéo dài từ 1972 – 1984, cũng như khiến 750.000 không thể trồng trọt trên vùng đất khô cằn và hoàn toàn sống nhờ vào nguồn viện trợ lương thực.
5. Guatemala
Guatemala - vùng đất thường xuyên đối mặt với động đất, lốc xoáy và lở đất
Guatemala nằm trong khu vực Trung Mỹ là nơi luôn nằm trong mối đe dọa gặp phải động đất, lốc xoáy và lở đất.
Năm 1976, trận động đất mạnh 7,5 độ richter đã cướp đi sinh mạng của 23.000 người. Do địa hình núi non hiểm trở, hiện tượng lở đất đã cản trở nỗ lực giải cứu và giao thông lưu hành chở hàng cứu trợ.
Năm 2005, cơn lốc xoáy Stan tấn công Guatemala, El Salvador và nam Mexico, tạo thành hơn 900 trận lở đất. Toàn bộ ngôi làng Panabaj đã bị chôn vùi dưới lớp đất dày và các quan chức đã hoàn toàn vô vọng trong nỗ lực giải cứu 300 người mất tích. Con số người thiệt mạng không được thống kê chính xác, song ước tính đã có khoảng 2.000 người thiệt mạng từ thảm họa thiên nhiên này.
6. Java và Sumatra, Indonesia
Cơn sóng thần càn quét đảo Sumatra vào năm 2004
Hai hòn đảo Java và Sumatra là những khu vực hứng chịu thảm họa thiên nhiên nhiều nhất trên thế giới. Các đợt hạn hán, lũ lụt, động đất, lở đất, phun trào núi lửa và sóng thần luôn là những hiểm họa rình rập đất nước Indonesia, đặc biệt là hai hòn đảo Java và Sumatra.
Cơn sóng thần hình thành trên Ấn Độ Dương vào năm 2004 là thảm họa khủng khiếp nhất trong lịch sử thiên tai tại Indonesia, cướp đi sinh mạng của 227.898 người sau khi trận động đất mạnh 9,1 độ richter kích hoạt cơn sóng khổng lồ ập vào khu vực bờ biển của Indonesia.
Indonesia đã trở thành nước có số người chết nhiều nhất trong số những nước nằm trong khu vực Đông Nam Á hứng chịu sức mạnh tàn phá của cơn sóng thần trên với 130.000 người tử vong.
Trong khoảng thời gian từ 1907 – 2004, các đợt hạn hán đã cướp đi sinh mạng của 9.329 người Indonesia, các vụ phun trào núi lửa giết chết 17.945 người và các trận động đất là 21.856 người.
7. Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Động đất tại Istanbul năm 1999
Không ai có thể biết chính xác thời điểm dãy đứt gãy bắc Anatolia sẽ lại tái hoạt động và trong trường hợp đó, một trận động đất mạnh được hình thành đủ để khiến 12,8 triệu người tại Istanbul gặp nguy hiểm.
Trận động đất xảy ra năm 1999 mạnh 7,6 độ richter đã khiến 17.000 người thiệt mạng tuy nhiên theo nhà nghiên cứu Vasile Marza tại Đại học Brazil, số người chết lên tới 45.000 người
Vào tháng 3/2010, nhà địa vật lý Tom Parsons nhận định khả năng 30 – 60% trong vòng 25 năm tới, Istanbul sẽ có thể phải hứng chịu một trận động đất mạnh trên 7 độ richter.