Theo giáo sư hóa học Martyn Poliakoff thuộc ĐH Nottingham, một chiếc Cúp vàng World Cup đặc sẽ nặng khoảng 70 kg. Với trọng lượng như vậy, nó quá nặng để các cầu thủ có thể nâng Cúp ăn mừng chiến thắng khi vô địch. Chiếc Cúp hiện tại là phiên bản mới được FIFA chế tạo ra nhằm thay thế cho Cúp Jules Rimet. Cúp Jules Rimet đã được trao tặng vĩnh viễn cho Brazil nhờ thành tích 3 lần vô địch thế giới. Nó cao 36,5 cm, nặng 6,175 kg được làm từ vàng 18 carat (75% vàng nguyên chất) và đế có đường kính 13cm. Đội vô địch các kỳ World Cup sẽ được nâng Cúp vàng thật cũng như được lưu giữ một thời gian. Sau đó, FIFA sẽ làm một tiêu bản Cúp vàng nhỏ hơn giành cho quốc gia vô địch kỳ World Cup đó. FIFA luôn giữ vĩnh viễn chiếc Cúp thật.
Các bản sao Cúp vàng World Cup chỉ được mạ vàng. Bản sao Cúp vàng dành cho các đội tuyển vô địch World Cup chỉ mạ vàng, ruột rỗng, nhẹ hơn nhiều so với Cúp thật nặng 6,17 kg vàng khối.
Cúp vàng hiện tại không phải phiên bản gốc. Biểu tượng chiến thắng của đội vô địch World Cup lúc đầu là Cúp Jules Rimet đã được trao vĩnh viễn cho đội tuyển Brazil. Nó được trao cho quốc gia này khi vô địch World Cup lần thứ 3 vào năm 1970.
Cup vàng World Cup đầu tiên đã mất. Vào năm 1983, 4 kẻ trộm đã đột nhập vào bảo tàng ở Rio de Janeiro và lấy đi chiếc Cúp Jules Rimet và bị đồn là đã nấu chảy, bán ra thị trường. Nó cũng từng bị đánh cắp khi trưng bày ở quảng trường Westminster năm 1966 nhưng được tìm thấy sau đó đúng 1 tuần tại hàng rào của một khu vườn ngoại ô.
Theo dự kiến, đến năm 2030, các đội tuyển vô địch World Cup sẽ không còn chỗ để khắc tên lên phần đế của Cúp vàng hiện tại. Vì vậy, FIFA phải làm Cúp FIFA World Cup mới để thay thế.
Cúp vàng World Cup không có hình dáng của chiếc cốc thật. Mặc dù được lấy hình mẫu từ chiếc cốc lớn có quai cầm để uống mừng nhưng Cúp FIFA World Cup không thể nâng ly uống chúc mừng nhau mặc dù bên trong rỗng. Vì một số lý do, FIFA cũng quyết định không đổi tên Cúp vàng World Cup.