5 thói quen 'lạ thường' của trẻ khi ngủ chứng tỏ con càng lớn càng thông minh
Thứ năm, 14/10/2021 11:14

Theo các chuyên gia, có 1 số dấu hiệu trong khi ngủ chứng tỏ não bộ trẻ phát triển tốt, có khả năng lớn lên trẻ sẽ là 1 em bé sở hữu IQ cao.

Trẻ thường xuyên mút tay

Trẻ nhỏ dưới một tuổi thường có thói quen mút tay, thậm chí là cả khi đi ngủ. Nhiều phụ huynh lo lắng con sẽ bị nhiễm vi khuẩn. Thực tế cha mẹ không cần quá lo lắng vì chỉ cần vệ sinh sạch sẽ tay của trẻ. Việc trẻ ở độ tuổi này thích mút tay không hoàn toàn là điều xấu hơn nữa nó có thể là tín hiệu tốt với não bộ của trẻ.

Trẻ đưa tay vào miệng chính xác cũng cho thấy sự phát triển nâng cao của hệ lục giác và hệ vân động. Đồng thời đây cũng là dấu mốc quan trọng trọng quá trình phát triển. Ngoài ra, việc mút tay cũng là một cách tự an ủi về mặt cảm xúc, có lợi cho sự phát triển nhận thức về bản thân. Tuy nhiên, trên 3 tuổi mà trẻ vẫn mút tay thì bố mẹ cần chỉnh sửa lại.

Trẻ lật qua, lật lại

Trước khi biết đứng, biết đi, các cơ bắp của trẻ phải phát triển đến một mức độ nhất định. Cụ thể là bé phải biết lật, biết bò rồi mới có thể biết đi, biết đứng.

Nếu em bé nhà bạn thường xuyên đạp chăn, giơ tay hay lăn qua lật người lại trong khi ngủ chứng tỏ hệ thần kinh vận động phát triển tốt, chẳng bao lâu nữa bé sẽ biết đứng, biết đi.

tre-thong-minh-thuong-co-nhung-dac-diem-gi

Để đạt được 1 cột mốc trong quá trình phát triển vận động, trẻ cần có sự phối hợp linh hoạt và nhịp nhàng của trí não. Những biểu hiện trên của trẻ thể hiện không chỉ trong lúc thức mà trong cả lúc ngủ cho thấy não bộ trẻ phát triển tương đối tốt, khả năng phản ứng thần kinh rất nhanh, sự rèn luyện cơ bắp cũng rất mạnh mẽ.

Sau khi tỉnh dậy giữa chừng, bé có thể tự ngủ lại

Đối với đa số trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi, mỗi lần thức giấc khi đang ngủ, trẻ thường muốn được bố mẹ bế ẵm, dỗ dành, ru ngủ lại. Nếu không, trẻ sẽ khóc to, khó ngủ lại.

Trái lại, một số trẻ dù mới chỉ vài tháng tuổi nhưng đã biết tự ngủ lại khi đột ngột thức giấc giữa đêm, điều đó có nghĩa là trí não bé đã phát triển đến mức độ có khả năng tự kiểm soát việc ngủ của chính mình, rất hiểu chuyện, nhận thức được việc ngủ là việc bản thân có thể tự làm, không phải dựa dẫm vào ai.

Từ những hành vi vô thức, trong quá trình lớn lên, não bộ sẽ điều khiển hệ thần kinh. Khi bắt đầu có ý thức tự kiểm soát giấc ngủ của mình chứng tỏ não bộ của bé đang phát triển tốt.

Cười toe toét thành tiếng

Nếu để ý, cha mẹ sẽ phát hiện ra rằng trẻ có một số biểu hiện trên khuôn mặt trong lúc ngủ. Ngoài tiếng khóc, hầu hết là do môi trường ngủ ồn ào hay giật mình tỉnh giấc giữa chừng, đôi khi trẻ sẽ cười toe toét dù là mắt đang nhắm nghiền ngủ ngon. Có bé cười thành tiếng như thể chúng đang mơ một giấc mơ tuyệt vời.

Quan niệm dân gian cho rằng bé cười trong khi ngủ là những em bé thông minh. Về mặt khoa học, bé cười trong trạng thái não bộ đang nghỉ ngơi chứng tỏ trí não phát triển tốt, nguyên nhân do dây thần kinh điều khiển các biểu cảm trên khuôn mặt bé phải có sự phối hợp của não bộ. Khi não bộ phát triển mạnh mẽ thì các biểu cảm trên khuôn mặt mới được điều phối và thể hiện phong phú hơn.

Một em bé sơ sinh có thể cười toe toét, thậm chí cười thành tiếng trong khi ngủ điều đó có nghĩa là khả năng điều khiển và phối hợp giữa các tế bào thần kinh trong não bộ diễn ra rất tốt.

Sợ người lạ ở trẻ sơ sinh

Thông thường, trẻ sơ sinh thường ít nhớ lại được những gì mình đã trải qua. Vậy nhưng những bé thông minh, có não bộ phát triển sớm thường tỏ ra nhớ mặt người quen rất sớm. Điều này khiến bé sớm nảy sinh tâm lý bám người thân và sợ người lạ. Hành động này gọi là "nhận biết sơ sinh".

nhung-dieu-cha-me-nen-va-khong-nen-lam-khi-co-con-thong-minhdocx-1563856391544

Thực tế, nhận biết sơ sinh là một giai đoạn không thể thiếu trong quá trình phát triển trí tuệ của bé, diễn ra càng sớm thì trẻ càng thông minh. Nhận biết sơ sinh cho thấy bé đã có khả năng phân biệt đâu là người thân, đâu là người lạ, đó là phản ứng bình thường báo hiệu trẻ bắt đầu có khả năng tự bảo vệ mình.

Nếu trẻ có hành vi "lạ" trên, bố mẹ không nên quá lo lắng, bởi đây là những biểu hiện cho chỉ số thông minh cao của trẻ. Điều cha mẹ nên làm là hiểu và hướng dẫn con cái, đồng thời dành cho trẻ nhiều tình cảm và sự đồng hành, thay vì tùy tiện buộc tội và ngăn cản.

Khoevadep.com.vn

Nguồn: http://www.khoevadep.com.vn/5-thoi-quen-la-thuong-cua-tre-khi-ngu-chung-to-con-cang-lon-cang-thong-m.. Nguồn: http://www.khoevadep.com.vn/5-thoi-quen-la-thuong-cua-tre-khi-ngu-chung-to-con-cang-lon-cang-thong-minh-search/?id=304040

Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!

Tag: trẻ thông minh , thói quen khi ngủ , chăm trẻ