3 tấm biển và 1 thế giới văn minh

Trên mạng đang lan truyền tấm biển của KS Olympic: “Chúng tôi sẽ không phục vụ du khách TQ, trừ khi chính phủ của các bạn đưa giàn khoan HD981 ra khỏi lãnh hải VN”.

Trước đó Trung Quốc cũng treo tấm biển: “Không tiếp đãi người Nhật, người Philippines, người Việt Nam và chó”.

Xa hơn nữa, cách đây khoảng 100 năm, ở Thượng Hải, người Anh cũng treo biển cấm trước công viên: “Người Trung Hoa và chó không được vào”.

3 tấm biển cùng thể hiện sự từ chối. Vậy có nên hiểu nghĩa 3 tấm biển này như nhau?

Trong cuộc trao đổi với phóng viên ngay sau sự kiện người Trung Quốc treo tấm biển “Không tiếp đãi người Nhật, người Philippines, người Việt Nam và chó”, Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên trưởng ban biên giới của Chính phủ cho rằng: “Kỳ thị dân tộc, cực đoan là điều tối kỵ trong quan hệ quốc tế hiện nay và cũng là điều tối kỵ trong thế giới văn minh”.

Trong lịch sử, kỳ thị dân tộc đã châm ngòi cho nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu. Và những tấm biển kỳ thị nặng nề được xem là nhát dao đâm chính trái tim của mình.

Tiến sỹ Trần Công Trục cũng dẫn lời một trí thức trẻ Trung Quốc là Tu Lâm ca ngợi người Việt Nam có ứng xử văn minh hơn nhiều so với người Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền.

Theo bạn, thì tấm biển “từ chối” của khách sạn Olympic có bị xem là “kỳ thị dân tộc” và có được xem là “ứng xử văn minh”?

Tấm biển kỳ thị ở Trung Quốc này được một số kẻ mang chủ nghĩa dân tộc cực đoan tuyên truyền nhưng lại gây phẫn nộ khắp thế giới.

Tấm biển của người Anh đặt trước công viên ở Trung Quốc cách đây 100 năm.

Phản hồi của độc giả:

Nhật Thủy: Mỗi khi bạn chọn địa điểm để du lịch bạn phải yêu thích và muốn khám phá vùng đât ấy. Những khách du lịch TQ đến VN chứng tỏ họ là người yêu thích đất nước và con người VN. Việt đặt giàn khoan là do chính phủ, đừng giận cá chém thớt, trên báo chí cũng như các trang mạng của TQ có rất nhiều người ủng họ VN, họ yêu cầu Chính phủ tháo giàn khoan. Khách sạn Olympic làm mất đi tình bạn của người dân TQ với VN.

Đề nghị cơ quan chức năng phải có biện pháp cạn thiệp.

Hoài Sa: Tôi ủng hộ việc làm này. Câu khẩu hiệu của khách sạn ở Nha Trang văn minh hơn câu của Trung Quốc nhiều.

Nguyễn Thị Loan: Gửi bạn Hoài Sa, tôi không thấy điểm khác nhau giữa 3 tấm biển này, thế giới phẳng là không có cấm cản.

Đức: Tôi không thấy gì là ứng xử văn minh ở đây.

Bùi Hà Tuyên: Theo tôi thấy, tấm biển của khách sạn Việt Nam so với 2 tấm biển của người Anh và của người Trung Quốc rất văn minh, lịch sự. Lời lẽ trong tấm biển của khách sạn là một lời từ chối nhẹ nhàng với lý do chính đáng. Nêu rõ điều kiện để khách hàng sẽ được phục vụ khi chính phủ của họ không còn thực hiện hành xâm chiếm chủ quyền lãnh thổ của chúng ta. Tấm biển cũng biểu thị sự kêu gọi hành động vì lẽ phải, vì chính nghĩa.

Trong đó không có bất cứ 1 từ ngữ nào mang tính chất kỳ thị và phân biệt chủng tộc. Nó hoàn toàn mang tính nhân văn.

Trần Châu: Không nên hành xử như thế vì một lẽ dân tộc Việt Nam là người quân tử.

>> BẤM ĐÂY ĐỂ XEM TOÀN BỘ DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH CĂNG THẲNG TRÊN BIỂN ĐÔNG