Thông tin trên do Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương cung cấp.
Trong số đó, Quảng Bình có số người chết nhiều nhất (7 người), tiếp đến là Quảng Nam (6 người), Hà Tĩnh 4 người và Nghệ An 1 người. Ba người mất tích xảy ra ở Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế và Bình Định (mỗi tỉnh 1 người). Ngoài ra, còn có 92 người khác bị thương.
Về nhà cửa có 560 ngô nhà bị sập, trôi; hơn 87.000 nhà bị ngập. Có 12.819 nhà bị tốc mái, hư hỏng do bão (nhiều nhất là Đà Nẵng, Quảng Nam). Bên cạnh đó, 21 trường học và 42 trụ sở cơ quan, bệnh viện bị ngập, tốc mái, hư hỏng.
Cũng theo báo cáo của Văn phòng chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, bão lũ cũng làm hơn 1.450 ha lúa, 6.300 ha hoa màu bị ngập, hư hại, hơn 5.000ha cây công nghiệp, lâm nghiệp bị gãy đổ
Về tình hình ngập lụt, tại Hà Tĩnh mưa lớn đã gây ngập lụt 69 xã. Quốc lộ 8A đoạn từ Km52+00 - Km60+00 một số vị trí bị ngập cục bộ sâu từ 0,6-0,8m; có đoạn bị sạt mái ta-luy gây đứt đường, ách tắc giao thông từ chiều ngày 16-10 đến nay chưa thông tuyến. Quốc lộ 1 đoạn từ Nam cầu Bến Thủy đến Hồng Lĩnh bị ngập một số đoạn cục bộ từ 0,2-0,3m và có xu hướng ngập sâu hơn do lũ thượng nguồn đang tiếp tục đổ về.
Tại Quảng Bình, các tuyến giao thông quốc lộ, tỉnh lộ quan trọng đã thông xe trong ngày 17/10 (riêng đường Hồ Chí Minh nhánh Đông đoạn đèo Đá Đẽo bị sụt trượt chưa khôi phục xong);
Tại Nghệ An, đến sáng ngày 18/10, các điểm bị ách tắc giao thông trên quốc lộ 7, Đường tỉnh 531 đã thông xe. Tại Nghệ An có hai hồ chứa nhỏ bị vỡ̉: đập Cồn Đẻn có dung tích trữ nước 7.000m3 và đập Phốp có dung tích trữ nước 18.000m3. Hồ Đồn Húng, xã Lăng Thành, huyện Yên Thành bị nước tràn với cột nước 1,1m, mực nước cách đỉnh đập 0,82m.
UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo huyện Yên Thành và Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An xử lý hạ tràn phụ và địa phương đã tổ chức di dời dân đến nơi an toàn.