17. Cần biết cách giảm căng thẳng
Uống thuốc giảm căng thẳng hay "tẩy chay" bọn trẻ bằng cách gửi chúng sang nhà ông bà ngoại, người thân... không phải là cách tốt nhất giúp bạn thực sự thoát khỏi những căng thẳng do bọn trẻ mang lại. Trẻ con luôn hiếu động và chúng không cần bố mẹ quá bao bọ. Những gì chúng cần là yêu thương. Khi căng thẳng thay vì quát mắng chúng hãy dùng trái tim để hiểu con. Bạn cần học cách hít thở sâu và ngồi xuống nói chuyện với con. Đây là cách hiệu quả giúp bạn giảm căng thẳng.
16. Chia sẻ khó khăn
Hãy mở lòng, thẳng thắn chia sẻ những thiếu sót, những khó khăn mà bạn đang gặp phải trong quá trình nuôi dạy con với chồng, người thân, bạn bè... theo đó bạn sẽ nhận được nhiều hơn những gì bạn đang có.
15. Kêu gọi sự giúp đỡ khi cần thiết
Làm mẹ không có nghĩa là bạn là "siêu nhân". Bạn cũng cần nghỉ ngơi, cần có những phút giây thư thái, hạnh phúc. Bạn nên biết cách để có những khoảng riêng để tận hưởng cuộc sống tuyệt vời này. Vậy nên hay lên tiếng kêu gọi sự giúp đỡ khi quá sức, mệt mỏi.
14. Nhận về từ những thứ đã cho đi
Cách tốt nhất là các mẹ nên chia sẻ cùng nhau, động viên nhau khi cần thiết. Đôi khi chỉ cần là câu nói động viên đơn giản từ những người mẹ khác như: "Mình tin bạn làm được" cũng là sự khích lệ rất lớn.
Làm mẹ không cần sự hoàn hảo...
13. Làm mẹ không có nghĩa là làm mọi việc một cách hoàn hảo
Đừng cố gắng để chạy đua trong "cuộc chiến" nuôi dạy con cái. Cuộc sống không hề hoàn hảo và việc làm mẹ cũng vậy. Không ai trong chúng ta hoàn hảo kể cả bố mẹ lẫn con cái. Hãy cho con chúng ta đối diện với những sự thật phũ phàng của cuộc sống, như vậy sẽ tốt cho chúng.
12. Hãy nói những gì trẻ muốn nghe
Trẻ rất cần có những lời khuyên từ cha mẹ, những hãy chọn cách nói có thể động viên chúng đơn giản như là: “Mẹ tin ở con”, “Con đã lựa chọn đúng” hay “ Mẹ rất có niềm tin ở con”.
11. Trẻ em sẽ dần lớn lên
Trẻ em sẽ dần lớn lên, đây là điều chắc chắn. Vì vậy chúng ta có thể chuẩn bị những kiến thức cần thiết để giúp trẻ có thể chào đón những bước ngoặt đáng nhớ trong cuộc đời.
10. Không nên nóng vội
Đừng nóng vội. Sự căng thẳng, nóng vội của bạn sẽ ảnh hưởng tới con. Các bà mẹ cần sống chậm lại.
9. Luôn luôn có ngày mai
Không quan trọng rằng hôm nay bạn mệt mỏi bao nhiêu, nhưng bạn sẽ có một ngày mai tươi sáng hơn, và bạn sẽ làm mọi việc tốt hơn.
8. Không nên quá ôm đồm
Đầu tiên, bạn có thể sẽ cảm thấy rằng, mình sẽ không thể làm được điều đó. Nhưng nếu bạn thử từng chút một, bạn sẽ làm được.
7. Không la lớn
Đây là một quy tắc khá đơn giản, chỉ là không nên la hét vào mỗi buổi sáng. Các bà mẹ có thể mệt mỏi, căng thẳng, bực bội, khó chịu. nhưng không nên la hét. Việc la hét chỉ khiến bạn căng thẳng hơn và khiến những đứa trẻ càng thêm sợ hãi.
Hãy nói "có" với con khi có thể.
6. Bỏ qua danh sách những công việc phải làm
Đôi khi, cần gạt bỏ hết những công việc đã lên sẵn từ trước, ngồi lại, nói chuyện cùng các con.
5. Đừng so sánh trẻ với những đứa trẻ khác
Đừng bao giờ so sánh trẻ với bất kỳ đứa trẻ khác khi chúng không hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ nào. Trẻ không hề thích bị so sánh như vậy.
4. Tin vào bản năng
Không hề có một hình tượng mẫu đúng đắn nào cho việc làm mẹ. Hãy tin vào bản năng của mình.
3. Đầu thư thời gian chất lượng vào bữa cơm tối
Bọn trẻ có thể lớn lên nhưng bữa cơm tối vẫn là thứ chúng mong đợi và cảm thấy ấm áp nhất sau một ngày dài. Hãy đầu tư thời gian cho nó.
2. Hãy nói có khi có thể
Nhiều bà mẹ sợ con chơi bẩn thỉu và không dám "thả" con vào những trò chơi mạo hiểm, thử thách. Bùn bẩn có thể rửa sạch được, hãy nói có khi trẻ muốn tự mình vui chơi. Đây là cách bạn đang tạo ra những cơ hội cho con.
1. Để con tự đứng dậy
Thỉnh thoảng hãy để con tự đứng dậy sau những vấp ngã, điều đó sẽ giúp con trưởng thành hơn.