Từ học sinh cá biệt trở thành tỷ phú thế giới
Chủ nhật, 17/02/2019 08:05

Hành trình lọt top 400 người giàu nhất thế giới của Bob Parsons trải qua nhiều thăng trầm như rất nhiều tỷ phú tự thân khác.

Bob Parsons trải qua hành trình đầy gian nan để trở thành 1 trong 400 tỷ phú giàu nhất thế giới.

Học sinh "cá biệt"

Trong một buổi tọa đàm tại thủ đô Washington năm 2015, tỷ phú Mỹ Bob Parsons chia sẻ về những bài học vô giá đã góp phần tạo nên thành công của ông ngày nay. Khi còn học lớp 5, Parsons được bố gửi đến một trường Công giáo truyền thống ở Baltimore. Tại đây, giáo viên chính là những nữ tu mặc đồ trùm kín người.

"Nếu tôi ở trường ngày nay, tôi sẽ bị tiêm đầy thuốc chống tăng động. Hồi ấy tôi chỉ là một đứa hay gây phiền toái với bạn học".

Parsons nói rằng ông thực rađã bị trượt cuốilớp 5 nhưng rồi ông đánh liều bắt chước những người đã đỗ khác, lừa bố mẹ. Suốt cả mùa hè, cậu bé Parsons giấu nhẹm việc mình bị đánh trượt. Đó là mùa hè dài nhất trong cuộc đời Parsons, ông lúc nào cũng thấp thỏm lo nhà trường gọi về nhà hoặc bố mẹ phát hiện ra. Nhưng may mắn cho cậu bé khi ấy, giáo viên Sister Brenda quyết định đổi ý, cho cậu lên lớp 6.

"Đó là cách mà tôi bước vào lớp 6 với trình độ lớp 4", tỷ phú nói với đám đông đang cười rộ khi tham gia tọa đàm.

Theo ông, "đôi khi bạn được trao cho một cơ hội và phải đền đáp lại nó".

Parsons tiếp tục vật lộn trong trường học và điểm số của cậu bé thậm chí còn tội tệ hơn vào năm cuối. Ông quyết định đăng ký tham gia Thủy quân lục chiến với một vài người bạn.

Vị tỷ phú Mỹ có tài năng kinh doanh thiên phú và niềm đam mê bất tận với môn golf

7 tháng sau khi tham gia tập huấn, Parsons gia nhập đại đội Delta, tiểu đoàn Thứ nhất, Thủy quân lục chiến 26 tham chiến tại Việt Nam. Khi ấy, họ đóng quân trong một pháo đài cũ của Pháp có tên Đồi 190.

"Khi tôi đến và ngồi xuống một trong những bức tường cũ của Pháp tại đó, tôi nhìn xuống thung lũng và thấy nó thật đẹp. Ở đó, tôi đã có một cuộc tấn công đáng lo duy nhất trong đời".

Ông là thành viên của một đội thay thế. Đồng đội của ông đã bị bắn hạ hoặc bị thương trong các cuộc phục kích. Người phục vụ lâu nhất trong đội của Parsons mới ở đây có 2 tháng.

Tay ông lạnh ngắt, cả người khó thở. Khi đó Parsons chỉ có thể nghĩ: "Tôi sẽ chết ở đây. Khi bạn đối diện với cái chết của chính mình thì đó không phải là điều đơn giản". Khi ngồi trên bức tường cũ, Parsons quyết định: Dù cho xảy ra điều gì thì ông sẽ làm mọi thứ tốt nhất có thể và cố gắng sống sót cho đến khi có thư gọi vào sáng hôm sau. Nghĩ được như vậy, Parsons đã trút bỏ được gánh nặng.

Sau khi tham chiến tại Việt Nam, Parsons rút ra được một bài học đó là "Nếu bạn có thể chấp nhận điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra và sống chung với nó, bạn sẽ trở nên rất thiết thực". Chính việc chấp nhận thực tế này đã góp phần tạo nên thành công của vị tỷ phú ngày hôm nay.

Bob Parsons từng có thời gian tham chiến tại Việt Nam.

Từ cựu binh thành tỷ phú

Sau một tháng làm lính chiến, Parsons vướng phải bẫy mìn khi đang đi tuần tra và bị thương. Ông trải qua một thời gian điều trị rồi được điều chuyển sang sư đoàn tình báo.

Khi trở về nhà, ông đăng ký học tại ĐH Baltimore. Đây là ngôi trường nhận các cựu binh Mỹ mà không cần thi khảo sát hoặc đòi bảng điểm trung học. Ông học chuyên ngành kế toán chỉ vì đây là chuyên ngành đầu tiên được liệt kê trong sách. Parsons có năng khiếu về toán rất tự nhiên. Tài năng kết hợp với tính kỷ luật của thủy quân lục chiến đã giúp ông tốt nghiệp trường Magna Cum Laude.

Parsons từng chia sẻ rằng Thủy quân lục chiến đã dạy ông rằng khi bạn chịu trách nhiệm việc gì thì phải làm hết sức có thể. Khi nói gì thì phải nói điều có nghĩa.

Sau khi tốt nghiệp, Parsons làm kế toán nội bộ cho một công ty ở thành phố Reedwood, một trong những ngoại ô của Thung lũng Silicon. Tại đó, khi đến thăm một văn phòng của công ty gần khuôn viên Stanford, ông đã mua một cuốn sách về ngôn ngữ lập trình cơ bản và bắt đầu tìm hiểu.

Ông trở nên đam mê máy tính điên cuồng hơn, tự mày mò và phát triển phần mềm của riêng mình. Đến năm 1984 ông đã phát triển một phần mềm kế toán cá nhân có tên Money Counts.

Sau khi thành công trong sự nghiệp, Bob Parsons tiếp tục mở rộng hoạt
động kinh doanh sang lĩnh vực golf để thỏa mãn đam mê.

Nhưng phần mềm này đã gặp khó khăn khi được tung ra thị trường. Năm đầu tiên, Parsons mất 15.000 USD tiền tiết kiệm, năm tiếp theo ông mất 25.000 USD. Có rất ít người nghe nói về sản phẩm phần mềm kế toán này. Hơn nữa, Parsons chỉ muốn sản phẩm này hoạt động chứ không lo về việc kiếm tiền. Khi lướt các tạp chí như PC Mag, Byte, ông mong một ngày nào đó quảng cáo của công ty ông xuất hiện bên cạnh những gã khổng lồ như IBM, Compaq.

Cuối cùng, ông chi 5.000 USD để mua quảng cáo trên trang nhất và trang bìa của một ấn phẩm máy tính khu vực. Trong đó, ông quảng cáo phần mềm của mình giá chưa đến 12 USD, không hạn chế sao chép hay bất cứ thứ gì khác. Và chắc chắn quảng cáo này có tác dụng.

"Chúng tôi đã tăng gấp đôi số tiền của mình cho quảng cáo đó". Vì vậy, Parson đã đưa quảng cáo đến các ấn phẩm lớn hơn nữa và xem doanh số bán hàng tăng lên chóng mặt. "Đó là năm tôi phát hiện ra cách để tiếp thị", ông nói.

Doanh thu cuối cùng tăng lên hơn 100 triệu USD, ông và vợ đã bán công ty cho Intuit với giá 64 triệu USD. Trong nghệ thuật kinh doanh của mình, Parsons quan niệm rằng nếu quảng cáo nhỏ không có tác dụng thì hãy chi tiền cho quảng cáo lớn.

Tất nhiên, thành công lớn nhất của Parson chính là GoDaddy, doanh nghiệp đăng ký tên miền mà ông thành lập năm 1997. Nhưng 4 năm kinh doanh, ông gần như muốn bỏ cuộc. Tỷ phú Mỹ đã mất tất cả 6 triệu USD cho dự án này. Có rất ít người biết đến GoDaddy. Và nhiều đối thủ cạnh tranh đã vượt mặt ông khi chi nhiều tiền hơn cho các quảng cáo lớn nhỏ.

Bob Parsons cũng là một nhà từ thiện hoạt động tích cực. Ông đã ký vào
cam kết The Giving Pledge cho đi ít nhất một nửa tài sản của mình.

Vào năm 2001, khi mà tương lai kinh doanh lâm nguy, ông quyết định đi nghỉ ở Hawaii và suy nghĩ xem có nên từbỏ mọi thứ, giữ lại 6 triệu USD. Nhưng rồi nền kinh tế sụp đổ, các đối thủ của Parsons không có tiền, mức giá mà ông đưa ra lúc này lại là điều tuyệt vời đối với các khách hàng.

Vào tháng 7.2011, Parsons đã bán khoảng 70% cổ phần của GoDaddy cho một tập đoàn cổ phần tư nhân và từ chức CEO. Đến tháng 6.2014, ông rời khỏi vị trí Chủ tịch điều hành và hiện chỉ là thành viên trong Hội đồng quản trị của GoDaddy. Parsons sở hữu 28% cổ phần và là cổ đông lớn nhất công ty.

Tính đến tháng 10.2017, Parsons có giá trị tài sản ròng ước tính 2,6 tỷ USD và được xếp hạng 315 trong danh sách 400 người giàu nhất thế giới của Forbes.

Ngoài GoDaddy, Parsons còn sáng lập và là Giám đốc điều hành của YAM Worldwide, Inc, doanh nghiệp hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau như thể thao, golf, bất động sản và tiếp thị. Năm 2012, ông cùng vợ, Renee Parsons lập ra quỹ Bob & Renee Parsons để cung cấp tiền cho các tổ chức phi lợi nhuận. Tháng 12.2013, vợ chồng tỷ phú cũng đã ký vào cam kết The Giving Pledge để sẵn sàng dành ít nhất một nửa số tài sản của mình cho hoạt động từ thiện.

Ngoài ra, khi nhắc đến Bob Parsons, người ta sẽ không thể bỏ qua việc đây là một tỷ phú mê golf bất tận. Ông từng cho tiết lộ mình có thể bỏ họp đểđi chơi golf. Năm 2013, tỷ phú Mỹ đã mua lại một sân golf để phục vụniềm đam mê của mình. Đến năm 2015, ông cho ra mắt công ty Parsons Xtreme Golf (PXG) chuyên sản xuất gậy golf cao cấp. Bên cạnh sở thích với bộ môn thể thao quý tộc này, Parsons còn yêu cuồng nhiệt những chiếc mô tôđầy cá tính. Trước đó báo chí từng đưa tin ông sơ hữu đến 18 chiếc xe "quái thú" để thỏa mãn thú chơi của mình.

 
Danviet.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu

Tag: tỷ phú thế giới , tỷ phú Bob Parsons , lập nghiệp từ hai bàn tay trắng