Vợ đi xuất khẩu lao động như xe không khoá để Bờ Hồ?
Thứ sáu, 31/10/2014 09:54

Câu đùa: "Vợ đi xuất khẩu lao động như xe không khoá để Bờ Hồ?" tưởng như tếu táo này lại được truyền thông hưởng ứng khi đề cập đên việc phụ nữ đi xuất khẩu lao động.

Vợ đi xuất khẩu lao động như xe không khoá để Bờ Hồ? (Ảnh minh hoạ)

Vợ đi xuất khẩu lao động như xe không khoá để Bờ Hồ? (Ảnh minh hoạ)

Phụ nữ là người duy nhất “giữ lửa” gia đình?

Không hiếm những đoạn thông tin trên các phương tiện truyền thông về việc phụ nữ đi xuất khẩu lao động, như: “tục ngữ có câu “vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp”. Với những gia đình người đi xuất khẩu lao động là phụ nữ, người vợ trong gia đình là sự thiệt thòi rất lớn đối với những thành viên ở lại…”. Ai cũng biết phụ nữ đi xuất khẩu lao động cũng không khác đàn ông đi xuất khẩu lao động, đều vì mục đích chung là cải thiện kinh tế gia đình, đầu tư cho con cái. Nhưng việc phụ nữ đi xuất khẩu lao động lại luôn bị nhìn một cách méo mó: “Ở nhiều địa phương, xuất khẩu lao động trở thành nguyên nhân trực tiếp khiến nhiều tổ ấm gia đình đổ bể, nhiều đứa trẻ rơi vào cảnh cha mẹ chia lìa". “Thổi phồng nguy cơ” là chữ dùng của Tổ chức Oxfam (Anh) và Trung tâm Nguyên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) khi nói về sự kém nhạy cảm giới của truyền thông khi đưa thông tin về lao động – việc làm.

Sâu xa mà nói, truyền thông không hẳn là “người” chịu lỗi chính tả trong vấn đề này. Đây đơn giản chỉ là một sự “kế thừa” từ quan niệm truyền thông, mà đoạn thông tin điện tử của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam là một điển hình: “Trong gia đình, trong mối quan hệ họ hàng, làng xóm, người phụ nữ Việt Nam luôn hy sinh, nhường nhịn, nhận phần thua thiệt về bản thân mình”. Theo bà Nguyễn Vân Anh – Giám đốc Trung tâm CSAGA, với cách diễn đạt như thế, thông điệp mà đoạn thông tin mang tới rất rõ ràng: “Đã là phụ nữ thì phải biết hy sinh!”, bất kể sự hy sinh đó có khiến phụ nữ bị tổn thương, thậm chí mất cơ hội phát triển bản thân. “Việc khẳng định sự hy sinh một chiều như vậy của người phụ nữ làm cho xã hội không chờ đợi sự hy sinh của nam giới. Đó cũng chính là lý do để không ít đàn ông bao biện cho hành vi “được quyền hưởng sự hy sinh của người vợ” và trong nhiều trường hợp, họ dùng bạo lực để đòi “hưởng đặc quyền” này" – bà Vân Anh nhấn mạnh.

Cách đây không lâu, PV tiếp cận với tờ rơi của một địa phương tuyên truyền về phẩm chất người phụ nữ. Vẫn biết nội dung tờ rơi dựa trên bốn phẩm chất “Tự tin – tự trọng – Trung hậu – Đảm đang” của phụ nữ hiện đại đã được Hội LHPN Việt Nam lựa chọn và thông tin rộng rãi, nhưng vẫn thấy gợn làm sao! Bởi theo tờ rơi, người phụ nữ đảm đang là phải “biêt lo toan, sắp xếp được cả công việc gia đình và xã hội”, một trong những biểu hiện của trung hậu là “thuỷ chung trong các mối quan hệ (tình bạn, tình yêu, tình đồng nghiệp), không vì bất cứ lý do gì mà thay lòng đổi dạ”. Có lẽ vì thế mà câu nói “Tôi sẵn sàng thuê người giúp việc để có thời gian lo việc lớn” như lời một nữ đại gia bất động sản ở TP.HCM bị cho là không nữ tính. Và có những phụ nữ bị chồng đánh đến thân tàn ma dại, chồng dắt vợ bé về ngủ chung ngay trước mặt nhưng vấn im lặng để giữ… thuỷ chung (!).

vo-di-lao-1dong2

Vợ đi xuất khẩu lao động như xe không khoá để Bờ Hồ? (Ảnh minh hoạ)

Khuyến khích truyền thông làm cho bình đẳng giới trở nên công khai

Đó là mục tiêu mà Bộ chỉ số giới Việt Nam vừa được Bộ Thông tin và Truyền  thông ban hành ngày 29/10 hướng đến. Bộ chỉ số này được biên soạn dựa trên Bộ chỉ số về giới trong truyền thông Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) ban hành năm 2012 và đã được thí nghiệm thực hiện tại 25 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Theo đó, Bộ chỉ số giới về truyền thông Việt Nam sẽ được áp dụng cho các cơ quan truyền thông, các hiệp hội, câu lạc bộ, tổ chức nhà báo và các cơ sở đào tạo về lĩnh vực báo chí, truyền thông trên cả nước, “với mục đích là đưa ra các chỉ tiêu cụ thể để các tổ chức truyền thông có thể đánh giá hiệu quả việc thực hiện bình đẳng giới và khuyến khích các tổ chức truyền thông làm cho các vấn đề bình đẳng giới trở nên công khai” - lời của ông Nguyễn Thái Thiên, Phó Cục trưởng Cục báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bộ chỉ số giới đã được áp dụng thí điểm tại Đài Tiếng nói Việt Nam, sau khi hoàn thiện sẽ cung cấp các tiêu chí hỗ trợ các nhà quản lý báo chí, các cơ quan báo chí, tổ chức truyền thông đánh giá công tác truyền thông nhằm thúc đẩy bình đẳng giới.

Minh Minh (Pháp luật Việt Nam)

Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020

Tag: di xuat khau lao dong , vo di xuat khau lao dong , nguoi phu nu trong gia dinh , vai tro nguoi phu nu trong gia dinh , vo di xuat khau lao dong nhu xe khong khoa , tin , bao