Mối tình đẹp của Ngọc Hân công chúa với người anh hùng áo vải
Thứ sáu, 31/10/2014 10:56

Triều Tây Sơn ngắn ngủi song lại lắm oai hùng và nhiều bi thương. Trong đó phải kể tới mối tình của người anh hùng áo vải và Ngọc Hân công chúa với cuộc đời bi thiết.

Tạo hình nhân vật (phim) Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ và công chúa Ngọc Hân

Tạo hình nhân vật (phim) Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ và công chúa Ngọc Hân

“Lá ngọc cành vàng” của vùa Lê

Lê Ngọc Hân sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần (1770) tại kinh thành Thăng Long. Bà là con gái thứ 9 (có tài liệu nói là 21) của Vua Lê Hiển Tông (1740 – 1786). Mẹ của bà là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn – Bắc Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội), và là con gái trưởng của ông Nguyễn Đình Giai. Về dòng tộc, Vua Lê Chiêu Thống gọi công chúa Ngọc Hân là cô ruột.

Cứ theo lời truyền tụng thì công chúa thông minh từ bé, diện mạo thanh tú, xinh xắn, bản tính thùy mị, dịu dàng. Chưa đầy 10 tuổi, công chúa chẳng những đã giỏi cầm, kỳ, thi, họa mà còn thuộc làu kinh điển, thông thạo âm luật, giỏi thơ văn cả Hán lẫn Nôm. Càng lớn, công chúa càng xinh đẹp, nết na, duyên dáng, đức hạnh, được tiếng thơm khắp hoàng cung.

Năm 1786 Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đem quân tiến ra Bắc với danh nghĩa “Phù Lê diệt Trịnh”, được Vua Lê Hiển Tông phong tước “Phù chính dục Vũ uy Quốc Công” và gả công chúa Ngọc Hân mới 1 tuổi cho ông. Trong cuộc hôn nhân nhuốm màu sắc chính trị này, cả Vua Lê lẫn Nguyễn Huệ đều có những toan tính riêng của mình.Tuy nhiên, đây là một mối tình đẹp dù kết cục chóng vánh và đượm màu bi ai. Người mai mối là Nguyễn Hữu Chỉnh – một tướng Bắc Hà vào hàng Tây Sơn. Khi đó Ngọc Hân mới 1 tuổi, còn Nguyễn Huệ 33 tuổi. Sau hôn lễ con gái chẳng bao lâu, bỗng nhiên Nhà Vua bị bạo bệnh băng hà. Sau tang lễ của Vua cha, công chúa Ngọc Hân theo chồng về Phú Xuân, ở phủ Bắc Bình Vương.

Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu quang Trung, khi ra Bắc lần thứ ba để diệt quân Thanh đã phong Ngọc Hân là Bắc cung Hoàng hậu, còn gọi là Hữu cung Hoàng hậu. Chính cung là bà Hoàng hậu họ Phạm (có tài liệu ghi là Phạm Thị Liên, hoặc Bùi Thị Nhạn) người phủ Quy Nhơn, là chị cùng mẹ khác cha với Hình bộ Thượng thư Bùi Văn Nhất và Thái sư Bùi Đắc Tuyên. Bà Chính cung sinh được 3 con trai, 2 con gái, Nguyễn Quang Toản là con đầu, được lập làm  thái tử. Lấy chồng được sáu năm, công chúa Ngọc Hân sinh hạ hai người con với Nguyễn Huệ là công chúa Nguyễn Ngọc Bảo và hoàng tử Nguyễn Quang Đức.

Đã xinh đẹp, nết na lại có tài, Bắc cung Hoàng hậu được Nhà vua tin yêu say đắm. Trong thực tế, Ngọc Hân còn trở thành người cộng sự đắc lực, tin cẩn về lĩnh vực văn hóa, giáo dục của chồng cũng như khuyên giải chồng nhiều việc hệ trọng khác trong triều chính ở Phú Xuân. Một số biểu văn thời Tây Sơn còn ghi lại đã ít nhiều minh chứng cho điều này.

Hoàng hậu mệnh yếu

Có nhiều giải thuyết về cái chết của Bắc cung Hoàng hậu. Theo một tài liệu đáng tin cậy thì Quang Trung đột ngột qua đời vào ngày 29/7 năm Nhâm Tý (1792), thái tử Quang Toản lên thay, tức Cảnh Thịnh đế. Lê Ngọc Hân đưa con ra khỏi cung điện Phú Xuân, sống trong chùa Kim Tiền (Dương Xuân ở Huế) cạnh điện Đan Dương để thờ chồng, nôi con. Bà gượng sống đến ngày mùng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi thì mất, đến lúc đó mới 29 tuổi. Lễ bộ Thượng thư nhà Tây Sơn là Phan Huy Ích đã phụng chỉ soạn năm bài văn tế Ngọc Hân cho Vua Cảnh Thịnh cùng các con và người thân của bà, că năm bài văn tế trên còn được chép trong sách “Dụ Am văn tập”. Bà được truy tặng là Như Ý Trang Thuận Trinh Nhất Vũ Hoàng Hậu. Và theo tộc phả họ Nguyễn Đình, đang khi triều Tây Sơn suy thoái, ngày 18 tháng 11 năm Tân Dậu, hoàng tử Nguyễn Đăng Đức mất khi mới 10 tuổi, rồi ngày 17 tháng 4 năm Nhâm Tuất, công chúa Ngọc Bảo cũng mất khi mới 12 tuổi.

Bà Nguyễn Thị Huyền thương con gái và các cháu ngoại đều chết yểu nơi xa nên vào năm 1804 đã thuê người vào Phú Xuân lấy hài cốt của ba mẹ con rồi mang về cải táng ở dinh Thiết Lâm quê nhà. Xung quanh sự kiện này, bộ chính sử ‘Đại Nam Thực Lục’ của nhà Nguyễn có ghi: “Nguyên người xã ấy là Nguyễn Thị Huyền làm cung nhân của vua Lê Hiển Tông, có người con gái là Lê Ngọc Hân, sau gả cho Ngụy (Nguyễn) Huệ, sinh được 1 trai và 1 gái, Ngọc Hân chết, con trai, con gái cũng chết non cả”. “Khoảng năm đầu Gia Long, ngụy đô đốc tên là Hài ngầm đem hài cốt mẹ con Ngọc Hân từ Phú Xuân về táng trộm ở địa phận xã Phù Ninh. Thị Huyền ngầm xây mộ, dựng đền, khác bia giả, đổi lại tên để làm mất dấu tích”.

Tuy nhiên, đến năm 1842 có người trong làng tố giác việc làm trên nên Vua Thiệu Trị đã cho phá hủy đền thờ ở dinh Thiết Lâm, quật mộ ba mẹ con Ngọc Hân, đổ hài cốt xuống sông. Sách ‘Đại nam thực lục’cũng xác nhận: “Tới đâu, việc ấy phát giác, Vua sai hủy đền thờ, đào bỏ hài cốt kê ngụy”. Truyền thuyết nói rằng, hài cốt Ngọc Hân trôi ra sông Hồng, đến gần bến Bồ Đề thì nổi lên.Người dân rước vào bãi sông chôn kỹ rồi lập đền thờ bên trên.Nhưng để che dấu, họ phải nói là đền thờ Mẫu Thoải. Ngày nay đó chính là đền Ghềnh, gần chùa Bồ Đề. Pho tượng Mẫu Thoải trong hậu cung của đền chính là tượng Lê Ngọc Hân.

“Ai tư vãn” – áng văn rút ruột khóc chồng

Sau khi Quang Trung băng hà, Ngọc Hân đã việt áng thơ “Ai tư vãn” gồm 14 câu thơ, theo thể song thất lục bát để bày tỏ nỗi đau khổ cùng cực cũng như nỗi tiếc thương vô hạn người chồng anh hùng mà vắn số.

Trong bài thơ này, hình ảnh Nguyễn Huệ hiện lên không chỉ với tư cách người anh hùng mà trước hết và trên hết là những mối quan hệ riêng, tình vợ chồng. Khi chồng bị bạo bệnh, Ngọc Hân đã hết lòng chăm sóc chồng: “Từ nắng hạ mưa thu trái tiết/Xót mình rồng mỏi mệt chẳng yên/Xiết bao kinh sợ lo phiền/ Miếu thần đã đảo thuốc tiên lại cầu/ Khắp mọi chốn đâu đâu tìm rước/ Phương pháp nào đổi được cùng chăng?

Thân góa bụa, Ngọc Hân xót xa linh cảm trước một hiện thực phũ phàng đón đợi: “Lênh đênh chút phân bèo mây/ Duyên kia đã vậy thân này nương đâu?”. Có lúc quá đau đớn, nàng muốn liều thân cho vẹn “chữ tòng”, nhưng: “Con trướng nước thương vì đôi chút/ Chữ tình thâm chưa thoát được đi”. Càng nhìn vào sự thật càng thêm thương cảnh trẻ con mất cha “U ơ ra trước hương đài/ Tưởng quang cảnh ấy chưa cay dường nào”.

Trong chập chờ hư ảo, nàng như mơ thấy cảnh cũ, người xưa: “Khi trận gió hoa bay thấp thoáng/ Ngỡ hương trời bảng lảng còn đâu/ Vội vàng sửa áo lên chầu/ Thương ôi quạnh quẽ trước lầu nhện giăng/ Khi bóng trăng lá in lấp lánh/ Ngỡ tàn vỡ nhớ cảnh ngự chơi/ Vội vàng dạo bước tới nơi/ Thương ôi vắng vẻ, giữa trời tuyết sa”. Rồi thì: “Đường theo bỗng tiếng gà sực tỉnh/ Đau đớn thay ấy cảnh chiêm bao”.

Trên cái nền bi xót, thương cảm của hơn một trăm câu song thất lục bát, một thể thơ truyền thống, viết khá chắc tay, hình ảnh hường anh hùng dân tộc ‘áo vải cờ đào’ Quang Trung – Nguyễn Huệ hiện lên vừa rực rỡ vừa giản dị, vừa cao siêu vừa gần gũi trong những câu thơ rút ruột: “Từ cờ thắm trỏ vời cõi bắng/ Nghĩa tôn phù vằng vặc bóng dương”; “Mà nay áo vải cờ đào/ Giúp dân dựng nước biết bao công trình”; “Mà nay lượng cả ơn sâu/ Móc mưa tưới khắp chin châu đượm nhuần”…

Hải Thanh (Pháp luật Việt Nam)

Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương

Tag: moi tinh Ngoc Han va nguoi anh hung ao vai. nguoi anh hung ao vai , cong chua Ngoc Han , la ngoc canh vang thoi Vua Le , tin , bao