Những sai lầm 'chết người' dẫn đến nổ bình gas tại nhà
Thứ ba, 18/12/2018 09:51

Do gas là chất rất dễ cháy, nổ nên khi sử dụng, nếu bếp không đảm bảo an toàn, người sử dụng thiếu kiến thức hoặc lơ đễnh thì rất dễ xảy ra cháy, nổ.

Một vụ nổ chưa rõ nguyên nhân vừa xảy ra tại một nhà hàng ở Sapporo (Nhật Bản) đêm 16-12 khiến nhiều tòa nhà đổ sập, hơn 40 người bị thương, một người nguy kịch.

Cảnh tan hoang sau vụ nổ

BáoJapan Timescủa Nhật Bản cho biết vụ việc xảy ra khoảng 20h30 giờ địa phương, tức khoảng 22h30 cùng ngày giờ Việt Nam.

"Tôi nghe thấy một tiếng 'đùng' như trời đánh, sau đó cả chung cư như rung lên" - một người sống gầnnhà hàngbị nổ kể lại sự việc.

Nhiều tòa nhà đổ sập sau vụ nổ. Xe cứu thương đưa nhiều người bị thương tới bệnh viện trong khi lực lượng cứu hỏa ra sức dập lửa.

Cảnh sát cũng được điều động tới hiện trường để đảm bảo người dân không tiếp cận hiện trường do lo ngại có thêm nhiềuvụ nổkhác.

Thông tin ban đầu hơn 40 người bị thương.

Tuy hiện chưa xác định được chính xác nguyên nhân dẫn đến nổ nhà hàng tại Nhật Bản này, nhưng không loại trừ khả năng ngọn lửa được bắt nguồn từ khu vực bếp, bởi trên thực tế, đã có không ít những vụ nổ bình gas, dẫn đến những kết cục hết sức đáng buồn.

Thiếu kiến thức cơ bản khi sử dụng bếp gas

Theo báo Lao động, hiện nay, nhu cầu sử dụng khí đốt hóa lỏng (thường gọi là gas), trong đời sống khá lớn, ước tính khoảng 80-90% các hộ gia đình sử dụng các loại bếp gas để nấu nướng. Việc sử dụng gas để đun nấu có nhiều ưu điểm hơn so với các loại chất đốt khác như than, củi, do khi bị đốt cháy, gas tỏa ra nhiệt lượng lớn và ít gây ô nhiễm môi trường, bếp gas lại dễ điều chỉnh độ to, nhỏ của ngọn lửa. Tuy nhiên, do gas là chất rất dễ cháy, nổ nên khi sử dụng, nếu bếp không đảm bảo an toàn, người sử dụng thiếu kiến thức hoặc lơ đễnh thì rất dễ xảy ra cháy, nổ.

Hiện trường vụ nổ bình gas do bảng điện lắp sát bên bị chập điện.

Cảnh sát PCCC TPHCM cho biết, chỉ tính riêng trên địa bàn TPHCM, mỗi năm xảy ra hàng chục vụ cháy, nổ có liên quan đến sử dụng bếp gas, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Bên cạnh yếu tố chủ quan, thiếu kiến thức, bất cẩn từ người sử dụng, thì ngoài thị trường hiện nay cũng còn tràn lan các loại bình gaskhông đảm bảo an toàn (chủ yếu bình gas mini), được tái sử dụng nhiều lần, sang chiết lậu gas vào các bình không đảm bảo an toàn cũng chính là yếu tố đe dọa nguy cơ cháy, nổ cao cho người dân khi mua về sử dụng.

Mặc dù, thời gian qua, các lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử phạt nhiều trường hợp buôn bán, sang chiết gas lậu trái phép; tuy nhiên vì hám lợi nên không ít người vẫn thu mua những bình gas trôi nổi đã qua sử dụng nhiều năm, không còn đảm bảo an toàn, đem về rồi tự sang chiết gas không đảm bảo an toàn.

Người lính cứu hỏa có thể bê bình gas đang cháy một cách an toàn

Lo lắng bếp gas không an toàn mà nhiều gia đình chuyển sang nấu bếp điện, bếp từ, chấp nhận chi phí cao hơn. Hoặc có những gia đình vừa đun bếp gas vừa... run vì sợ. Trên thực tế, chỉ cần trang bị hiểu biết bạn vẫn có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu sạch, chi phí phải chăng này.

Cần hiểu bản thân khí gas rò rỉ không gây cháy nổ. Nguyên lý cháy nổ là do khí gas kết hợp với oxy trong không khí tạo thành hỗn hợp cháy và chỉ cần ở trong nhiệt độ cao phù hợp hoặc có tia lửa phát ra khi bật công tắc bật đèn, quạt, điện thoại, giày cao gót có kim loại tiếp với mặt sàn... thì rất dễ xảy ra cháy nổ lớn.

Các vụ nổ khí gas thường xảy ra do các nguyên nhân sau:

Dây dẫn nối bình gas với bếp được xem là nguyên nhân dễ gây ra cháy nổ gas nhất. Làm từ chất liệu cao su, dây dẫn có thể bị rò rỉ sau một thời gian sử dụng lâu, hoặc do bị gập xoắn, dầu mỡ rơi bắn vào, chuột cắn...

Để đảm bảo an toàn, nên mua dây dẫn chính hãng. Kiểm tra dây thường xuyên, tránh để dây gập, xoắn. Thay mới theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Gioăng van không kín, van hỏng, lỏng; các mối nối giữa dây dẫn với bình gas và bếp lỏng lẻo cũng là nguyên nhân gây rò rỉ gas.

Trong trường hợp này cần phải kiểm tra chỗ nối van điều áp và bình hay van với ống dẫn, bằng cách thử bằng bọt xà phòng. Thay van mới nếu nó đã cũ, hỏng và xiết chặt các mối nối để đảm bảo an toàn.

Không khóa gas sau khi đun nấu hoặc khóa sai quy trình. Nhiều bà nội trợ tắt bếp rồi mới khóa van bình gas, mà không biết gas vẫn còn trong đường ống dẫn. Cũng có những trường hợp chỉ khóa bình gas mà không tắt bếp dẫn tới gas khóa chưa kỹ bị rò rỉ ra ngoài...

Quy trình đúng là khóa van bình lại, sau đó chờ lửa đốt hết phần gas còn trong ống dẫn rồi tắt bếp về đúng vị trí.

-V ô ý khi đun nấu: Đun nấu bằng bếp gas nên tránh gió thổi trực tiếp vào bếp. Không để giấy tờ, giẻ bắc nồi, chai nhựa cạnh bếp để tránh bị bắt lửa. Tuyệt đối không để thuốc diệt côn trùng gần ngọn lửa, không được xịt thuốc dưới gầm bếp hoặc gần bếp lửa đang cháy.

Một lỗi bất cẩn từ người sử dụng nữa là để không chú ý đến bếp khi đun nấu. Nhiều trường hợp quên bếp đang đun, dẫn đến nồi bị cháy khét, để gió tạt hoặc nước trào xuống bếp gây tắt lửa, trong khi gas vẫn bơm ra liên tục mà không được đốt cháy.

Để đảm bảo an toàn, nên đặt bình cách bếp tối thiểu 1-1.5m, ở chỗ thoáng để dễ ngửi được mùi khi có rò rỉ.

- Bình gas, bếp gas cũ, kém chất lượng: Việc nổ gas do bình hiếm xảy ra,trừ trường hợp bình gas bị sang chiết trái phép, không đảm bảo chất lượng, bình đã quá hạn sử dụng nhưng không được thu hồi về nhà sản xuất mà vẫn quay vòng. Nổ gas do bếp cũng ít xảy ra, nhưng việc đun nấu bằng các bếp đã cũ, hoen rỉ, bếp để bẩn, mâm chia lửa sai khớp... cũng dễ dẫn đến rò rỉ gas, gây nguy hiểm.

Để đảm bảo an toàn, người dân nên mua bình gas, bếp gas mới của các thương hiệu. Vệ sinh bếp gas sạch sẽ, thường xuyên sẽ giúp tiết kiệm gas và phát hiện các trục trặc nếu có.

 
Anninhthudo.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác

Tag: nổ bình gas tại nhà , sai lầm khiến nổ bình ga , sai lầm chết người khi đun nấu