Những lời khen ngợi của cha mẹ để khuyến khích con nhưng phản tác dụng ra sao?
Thứ tư, 13/09/2017 08:28

Nếu khen không đúng cách, trẻ sẽ trở nên mệt mỏi với những lời khen. Dù có được khen ngợi nhiêu đến thế nào cũng không khiến cho chúng có lý do để tiếp tục làm tiếp...

1. Đứng từ góc độ của các bậc cha mẹ, không muốn vì sự giáo dục không thích hợp mà tổn thương đến tính tích cực cũng như lòng tự tôn của trẻ.

Chỉ có động viên mới có thể khiến cho đứa trẻ đó trở nên tự tin, dám mạo hiểm và làm điều mình thích, tích cực đối diện với những thất bại của cuộc sống, giúp đỡ chúng xây dựng nhân cách tích cực mạnh mẽ.

2. Làm bậc cha mẹ chúng ta chưa bao giờ tiếc rẻ những khen ngợi dành cho con của mình. Nhưng mức độ động viên khác nhau thì hiệu quả cũng khác nhau.

A, Có những người thường xuyên phải bón cơm cho con ăn, ăn một miếng thì khen một câu: 'Oa, ngoan quá, giỏi quá, ăn một miếng nữa nhé', liên tục khen con ăn cơm.

Ban đầu trẻ có biểu hiện rất tích cực, nhưng dần dần người mẹ sẽ phát hiện thấy rằng, càng về sau càng khen thì con sẽ không còn có tinh thần tích cực như trước nữa, lúc ăn cơm cũng ăn cho có lệ, ăn vài miếng là không muốn ăn nữa.

B, Người mẹ vì để cổ cũ cho con có thái độ tốt ở mẫu giáo mà nói rằng: 'Hôm nay con giỏi quá! Mẹ thưởng cho con bánh quy mà con thích nhất được không?' Trẻ sẽ vô cùng vui mừng đi theo mẹ mua bánh quy.

C, Người mẹ để ủng hộ con tham gia tích cực vào công việc dọn dẹp nhà cửa, mỗi lần con gái dọn dẹp phòng của mình, xếp gọn gàng đồ chơi của mình, giúp mẹ đổ rác thì đều cho con mình tiền tiêu vặt.

Trên đây là các phương pháp động viên trẻ mà chúng ta thường gặp. Đa số người lớn đểu sử dụng các phương pháp đó để động viên trẻ.

Nhưng những phương pháp này không có hiệu quả nhiều trong việc xây dựng giá trị bản thân cho trẻ, đó chỉ là những cách động viên nhất thời.

3. Tại sao lại nói như vậy?

'Oa, con giỏi quá!', 'Con thật là thông minh', 'Con quá siêu!'.... là những câu mà cha mẹ thường dùng để khen con cái của mình, nhưng cách động viên đó sẽ khiến cho trẻ trở nên ỷ lại.

Nó sẽ khiến cho trẻ cố gắng làm việc gì đó chỉ để được tuyên dương, đứa trẻ đó sẽ quá dựa dẫm vào đánh giá của thế giới bên ngoài đối với bản thân mình.

Những hành động, động cơ của chúng không khiến cho chúng trở nên tốt hơn, mà lại chỉ là hành động mua vui cho ngời khác.

Trẻ sẽ trở thành người có nhân cách 'ưa nịnh'. Hoặc là trẻ sẽ trở nên mệt mỏi với những lời khen, dù có được khen ngợi nhiêu đến thế nào cũng không khiến cho chúng có lý do để tiếp tục làm tiếp, mất đi động lực phát triển tự thân.

4. Hành động động viên thực sự sẽ làm cho trẻ phát huy nội lực, giúp đỡ trẻ xây dựng được khả năng khích lệ bản thân từ những việc nhỏ trong cuộc sống hàng ngày, tự tin hơn và hình thành nhân cách cầu tiến.

Đứa trẻ có nhân cách trưởng thành sẽ cho rằng làm bất cứ điều gì chỉ cần bản thân có khả năng đều có thể phát triển được.

Bây giờ làm không tốt, dần dần sẽ làm được, có lòng tự tin đối với bản thân, tin rằng bản thân có thể trở thành một người xuất sắc.

Các phương pháp khen ngợi trẻ đúng đắn:

1. Quy tắc vàng

Việc động viên trẻ cũng quý như vàng vì vàng luôn hiếm. Không nên khiến cho trẻ cảm thấy việc khen ngợi động viên là một việc thường tình.

Chỉ khi ở một khoảnh khắc quan trọng nào đó sau khi trẻ đạt được thành công vượt qua thử thách mới khen ngợi thì đó mới là kiều thuốc động lực tốt nhất.

 2. Nguyên tắc khen ngợi cụ thể

Trẻ hôm nay thể hiện tốt, khen câu 'Con thật giỏi!' với việc khen 'Hôm nay tự mình ăn cơm được, con giỏi quá' cho thấy sự khác biệt rõ ràng.

Nội dung nhấn mạnh khác nhau trong câu nói. Câu thứ nhất điểm nhấn là 'con', câu thứ hai điểm nhấn là 'có thể tự mình ăn cơm', là khả năng thể hiện của đứa trẻ.

Nội dung nhấn mạnh này sẽ hình thành tư duy logic đối với đứa trẻ: 'Bởi vì có thể tự mình ăn cơm vì thế nên mẹ mới khen, thực sự là mình làm được, mình thật là giỏi!'.

Điều này khiến cho trẻ quan tâm đến quá trình cố gắng của bản thân mà không phải là kết quả. Thực ra đó đều là khen ngợi, nhưng chỉ cần một bước khác đi, nó có thể giúp cho đứa trẻ đó có hành vi tích cực, dần dần lấy sự khích lệ từ thế giới bên ngoài thành sự tự động viên bản thân.

Sự động viên thông thái mới giúp cho con trưởng thành tích cực, nếu không tất cả những lời khen ngợi động viên của bạn, rốt cuộc cũng chỉ là những lời tuyên dương chót lưỡi đầu môi vô giá trị mà thôi.

 
Giadinhmoi.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu

Tag: khen ngợi trẻ như thế nào cho đúng , làm mẹ , chăm sóc con