Ngồi nhiều - nguyên nhân khiến dân văn phòng phải đối mặt với đủ thứ bệnh
Thứ năm, 11/01/2018 20:07

Ai cũng biết, ngồi nhiều sẽ tàn phá sức khỏe của chúng ta nhưng rất ít người biết chính xác về những gì dân văn phòng đang phải đối mặt và làm thế nào để hạn chế tổn hại.

1. Sức khỏe tim mạch bị đe dọa nghiêm trọng

Theo các chuyên gia y tế, nếu bạn ngồi 6 giờ/ngày tại bàn làm việc, nguy cơ nhồi máu cơ tim của bạn tăng gấp đôi. “Khi bạn ngồi thì nhịp tim sẽ chậm hơn, và điều này ảnh hưởng đến mọi thứ”, tiến sĩ Allan Stewart, bác sĩ chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Động mạch, Trường Y Icahn Mount Sinai, cho biết.

Giải pháp:

Đứng dậy bất cứ khi nào có thể:Tiến sĩ Stewart khuyên bạn nên đứng lên mỗi khi có cơ hội, để giữ cho nhịp tim của bạn tăng lên. Bạn có thể ra ngoài để gọi điện thoại, trò chuyện, hoặc lấy một cốc nước để tránh ngồi liên tục quá lâu.

Nghỉ giải lao sau mỗi giờ:Nếu bạn duy trì vận động thường xuyên, bạn sẽ ngăn được nhịp tim của mình giảm xuống.

Họp và nói chuyện trong khi đi bộ:Nếu bạn có một cuộc họp mà không cần đến máy tính và màn hình, tại sao bạn không vừa họp vừa đi bộ? Cách này vừa thoải mái cho cả hai lại vừa giúp bạn giữ gìn sức khỏe!

Biến bàn làm việc ở nhà thành nơi tập thể dục:Bạn có thể thử ngồi trên bóng thể dục thay vì những chiếc ghế thông thường, điều này sẽ khiến cột sống của bạn được giữ thẳng.

Luyện tập thể dục vào cuối tuần:Bạn cần phải tập thể dục ít nhất 30 đến 45 phút mỗi ngày và duy trì 4 ngày một tuần.

2. Ngồi nhiều khiến cơ thể bạn ngày càng yếu đi

Ngồi nhiều trong suốt cả ngày, có thể làm tăng nguy cơ thương tật. Chúng ta sẽ mất đi sức mạnh của những bộ phận quan trọng như xương sống. Thế nhưng, vùng xương chậu lại phải chịu nhiều áp lực hơn của cơ thể.

Ngoài ra,tư thế là vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của một người. Tư thế đúng giúp tăng sự tự tin, giảm nguy cơ thương tích, và thậm chí giúp bạn tránh được bệnh suyễn. Khi bạn có tư thế không tốt, hai vai chúi về phía trước khiến xương cột sống của bạn cong lại khiến phổi bị hạn chế trong việc nhận oxy.

Giải pháp:

Để tránh chấn thương và tư thế không tốt, điều quan trọng là bạn phải tập luyện cả cơ bắp trước và sau, những thứ kiểm soát lưng và phần trước cơ thể. Thực hiện các bài tập yoga đều đặn 4 lần/tuần có thể giúp bạn bù đắp những tổn hại. Ngoài ra, bạn nênchú ý đến việc vận động cơ thể, cứ cách mỗi giờ ngồi thì bạn nên đứng dậy xoay vặn gân cốt hoặc đi bộ tới lui để cơ thể được hoạt động.

3. Nguy cơ tiềm ẩn từ máy tính

Các loại màn hình sẽ không khiến bạn bị mù, tiến sĩ Randy McLaughlin, một chuyên gia đo thị lực tại Trung tâm Y tế Wexner của Đại học Ohio, đảm bảo. Tuy nhiên, các tia UV có thể gây hại cho mắt của chúng ta và ngồi hàng giờ chỉ nhìn chằm chằm vào một thứ nào đó gần mắt có thể khiến võng mạc căng thẳng. Nếu dùng toàn bộ thời gian với máy vi tính, bạn tiếp tục có thêm 40%nguy cơ bị giảm thị lực.

Giải pháp:

Cho mắt nghỉ ngơi:Mọi người nên nghỉ ngơi sau khi sử dụng máy tính tầm 20–30 phút. Thử nhìn ra xa và thư giãn đôi mắt ít nhất 30 giây để mắt ngưng tiếp xúc với màn hình máy tính.

Sử dụng thuốc nhỏ mắt:Thuốc nhỏ mắt mua ở hiệu thuốc có tác dụng tốt, và có thể làm giảm sự khô hoặc căng thẳng ở mắt. Nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng để tránh các tác dụng phụ.

Khám mắt định kì 2 năm một lần:Rất nhiều người cho rằng thị lực của họ rất tốt và chỉ kiểm tra mắt khi bước sang độ tuổi 40. Nhưng các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên kiểm tra mắt 2 lần/năm để đảm bảo mắt bạn luôn ổn định.

 
Phunusuckhoe.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020

Tag: sức khỏe , gây tổn hại cho sức khỏe , sức khỏe bị tổn hại