Làm gì khi những đứa con có phản ứng ngược?
Thứ năm, 15/11/2018 11:24

Không ít gia đình, con cái thường có xu hướng đi ngược lại với những gì cha mẹ đăt ra khiến các phụ huynh vô cùng bức xúc. Vậy vì đâu con có những phản ứng ngược?

Làm gì khi những đứa con có phản ứng ngược? - 1

Ảnh minh hoạ (Nguồn: internet)

Phản ứng ngược là một cơ chế phòng vệ trong tâm lý. Khi làm một điều gì đó, trẻ có xu hướng hành động để thoả mãn sự mong muốn của mình, song đôi khi nhu cấu ấy lại không tương thích với mong muốn của người lớn, do đó trẻ sẽ càng bất chấp làm thực hiện bằng được.

Nhiểu cha mẹ rất hốt hoảng và lo lắng khi con luôn có những hành vi đi ngược lại những điều cha mẹ đặt ra. Đây cũng là lo lắng thường trực, ở các bậc làm cha mẹ có con ở tuổi vị thành niên.

Bởi quan điểm của cha mẹ đó là con còn nhỏ và công việc chính chỉ là học hành, yêu đương hay tất cả những việc vô bổ khác chỉ làm hỏng tất cả mọi việc. Vì vậy, cha mẹ thường cấm và không muốn hành vi đó lặp lại, nhưng đằng sau đó con lại có xu hướng làm ngược lại.

Đừng nghĩ rằng con phản ứng ngược là con hư, đây là quan điểm cần phải xoá bỏ của các phụ huynh khi nhìn nhận về con trẻ. Bởi thông qua phản ứng ngược rất có thể con bạn đang hình thành một tư duy phản biện.

Con phản ứng ngược lại đơn giản chỉ bởi vì con nghĩ cần phải làm như thế theo cách của mình mới là hợp lý. Người lớn đôi khi còn sai lầm trong nhận thức và hành động huống chi là con trẻ đang trong độ tuổi trưởng thành.

Hãy bình tĩnh, dẹp bỏ cái "tôi" trong "cuộc chiến" phản ứng ngược với con.

Làm gì khi những đứa con có phản ứng ngược? - 2

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Trong "cuộc chiến" của cha mẹ với con cái trước một yêu cầu nào đó, cha mẹ đừng nghĩ đổ hết tội lỗi lên con, mà không nhìn thấy lỗi của mình trong tương tác với con.

Nếu phụ huynh bình tĩnh hơn, lắng nghe con hơn kĩ hơn, dẹp bỏ cái tôi chứ đừng bất chấp mình phải là người chiến thắng. Bởi sẽ có trường hợp, con không phản ứng công khai mà phản ứng ngầm ẩn, đó mới là điều khủng khiếp, bởi lúc ấy cha mẹ sẽ không còn kiểm soát được những bước đi tiếp theo của con.

Đôi khi trong mối quan hệ ruột thịt, chúng ta vô tình làm đau nhau nhưng lại thấy không có trách nhiệm phải xin lỗi nhau, cũng không thấy có trách nhiệm phải hàn gắn cho nhau. Đây là điều các phụ huyh nên lưu ý.

Đừng đánh mắng, hay cáu gắt xúc phạm con, chúng ta tiếp xúc vấn đề với một cái tâm tốt, nhưng phương thức sai thì sẽ khiến những sai lầm chống chất. Nên chấp nhận và cho qua những phản ứng ngược của con, nếu điều đó là hợp lý và tốt cho con.

Đừng làm loạn hay gào thét lên, phản ứng một cách thô bạo, chỉ cần biểu lộ khuôn mặt buồn bã, thất vọng trên khuôn mặt là con trẻ đã có thể hiểu được, đôi khi điều đó còn có ý nghĩa hơn rất nhiều với việc làm loạn mọi thứ.

Infonet.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai

Tag: Trẻ có Phản ứng ngược , nuôi dạy trẻ , chăm trẻ đúng cách