Khi lòng mệt mỏi, hãy buông bỏ
Thứ ba, 24/04/2018 13:27

Cuộc đời con người, khi quá mệt mỏi người ta hay nghĩ đến chuyện buông bỏ. Nhưng buông bỏ thế nào, cái Tâm buông bỏ ra sao không phải ai cũng thấu hết.

Phiền não của con người thường xoay quanh 12 chữ: Buông không đành - Nghĩ không thông - Nhìn không thấu - Quên không được. Có rất nhiều mối quan hệ chỉ cần can đảm buông tay là có thể tự giải thoát được cho mình, cho người, nhưng phần lớn chúng ta đều làm không được, không biết cách buông bỏ, lại tự nhận lấy tổn thương về mình.

Vậy bạn hãy thử đọc 2 câu chuyện dưới đây để tự rút ra bài học về sự buông bỏ cho riêng mình.

Câu chuyện 1:

Một cô gái đến tìm một nhà sư, cô hỏi: "Thưa thầy, con muốn buông một vài thứ mà không thể, con mệt mỏi quá."

Nhà sư đưa cho cô gái một cốc nước và bảo cô cầm, đoạn ông liên tục rót nước sôi nóng vào cốc, nước chảy tràn ra cả tay, làm cô bị phỏng, cô buông tay làm vỡ cốc.

Lúc này nhà sư từ tốn nói: "Đau rồi tự khắc sẽ buông!"

Vấn đề là, tại sao phải đợi tổn thương thật sâu rồi mới buông?

hoc-cach-buong-bo-tu-3-cau-chuyen-cua-su-thay-buong-bo-1522131930-797-width960height640

Câu chuyện 2:

Một chàng trai đến tìm nhà sư, anh hỏi: "Thưa thầy con muốn buông xuôi tất cả nhưng con do dự quá, con mệt mỏi vô cùng."

Nhà sư đưa anh ta một cái tách và bảo anh cầm, đoạn ông rót đầy tách trà nóng vừa mới pha xong. Chàng trai nóng quá nhưng anh vẫn không buông tay mà chuyển từ tay này sang tay kia cho đến khi nguội đi rồi uống và cảm nhận thấy rất ngon.

Lúc này nhà sư từ tốn nói: "Cứ đau là buông thì con đã bỏ lỡ những cái tốt đẹp sau đó rồi!"

Vấn đề là, tại sao cứ đau là phải buông trong khi còn có thể làm cho nó tốt đẹp hơn?

buong-bo-nguoiduatin-1-1481709565

Tâm người sở dĩ mệt là bởi vì thường thường khăng khăng giữ mà không chịu buông bỏ. Trong cuộc sống, luôn có một số chuyện đáng nhớ, cũng có một số chuyện nhất định phải xả bỏ. Buông tha và khăng khăng nắm giữ, nên lựa chọn cách nào? Dũng cảm buông bỏ là một loại châu báu.

Con người sở dĩ luôn phiền não là bởi vì không học được cách quên đi. Hết thảy sự tình đều ẩn sâu trong tâm linh, vì thế mà không xóa đi được. Cuộc sống cần hiểu rằng, điều gì nên nhớ kỹ thì nhớ kỹ, điều gì nên quên đi thì quên đi, điều gì thay đổi được thì thay đổi, điều gì phải tiếp nhận thì không thể thay đổi.

Đời người kỳ thực chính là như vậy, có những chuyện bất đắc dĩ đành phải chấp nhận. Có lúc muốn bản thân được sống vui vẻ thoải mái, nhưng lại vì người thân cận ở bên hay những sự tình phát sinh làm ảnh hưởng mà không thể dứt ra được. Cho nên, nhân sinh luôn chất chứa nhiều những điều tiếc nuối.

Thời gian thấm thoắt trôi qua, sinh mệnh của mình cuối cùng vẫn phải do mình nắm giữ, chi phối và chịu trách nhiệm. Mỗi một ngày trôi qua, những ký ức không tốt cũng sẽ phai nhạt đi một ngày, những người thân yêu cũng sẽ rời xa thêm một ngày, những giấc mơ cũng bị đánh thức thêm một ngày. Cho nên, những gì cần buông tha thì quyết không nên giữ lại, những gì nên quý trọng thì quyết không buông tha.

Nếu nắm giữ mà không hạnh phúc, không vui vẻ thì chi bằng hãy buông tay? Nếu luyến tiếc, không buông bỏ xuống được thì chấp nhận thống khổ. Điều nhân sinh nuối tiếc nhất là dễ dàng buông bỏ những gì nên giữ, khăng khăng giữ lại những gì nên buông bỏ.

Rất nhiều khi, người ta khăng khăng nắm giữ cho được những gì nên buông bỏ và cuối cùng tạo thành nỗi thống khổ cho bản thân mình. Nhưng cũng có rất nhiều khi, buông bỏ không phải là mất đi mà lại là nhận được nhiều hơn.

Quá nhiều u buồn sẽ khiến con người mệt mỏi, vậy sao không buông bỏ xuống để đi đoạn đường đời được thong dong, thản đãng?

Tình cảm quá nặng sẽ khiến lòng người đau. Vậy sao không buông tay? Lãng mạn chỉ là trong chốc lát mà thôi!

Nước mắt quá nhiều sẽ khiến tâm con người thật khổ. Vậy sao còn không lau khô nước mắt, mỉm cười mà đối mặt?

Khoevadep.com.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác

Tag: Học cách buông bỏ , bài học cuộc sống , ý nghĩa cuộc sống