Hạ sốt kiểu này chẳng khác nào tự giết cơ thể quá nhiều người mắc đặc biệt là số 2
Thứ bảy, 17/11/2018 11:10

Hạ sốt kiểu này chẳng khác nào tự hại chính mình quá nhiều người mắc đặc biệt là số 2, cần bỏ gấp kẻo chết lúc nào chẳng hay.

Làm mát

Biện pháp này được rất nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, bác sĩ Sang Đại học Y dược TP.HCM cho rằng khi trẻ sốt việc lau mát thực sự không tác dụng. Đôi khi, việc lau mát gây tình trạng co mạch ngoại biên và rối loạn thêm thân nhiệt của bé, hệ quả là 70% số bé sau lau mát có tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn trước.

Bác sĩ Sang nhấn mạnh lau mát không hạ sốt được, còn làm tăng sự khó chịu cho bé và gây rối loạn cơ chế điều hòa thân nhiệt ở trẻ, đặc biệt trẻ sơ sinh <12 tháng tuổi.Bởi vì các nghiên cứu cho rằng hạ sốt là điều trị cho con còn lau mát là " điều trị" cho người lớn vì khi dùng biện pháp lau mát có giúp giảm nhiệt độ 15 phút đầu nhưng có tới 57% bố mẹ lau mát cho con sai cách như nước quá nóng hoặc quá lạnh (nhiệt độ khuyến cáo từ 29 - 30oC), lau không đúng 5 vị trí cần thiết (cổ, 2 hõm nách, bẹn, khoeo)...nên việc hạ sốt không hiệu quả.

Ngoài ra, khi lau mát ở trẻ nhỏ có thể gây co mạch ngoại biên đột ngột, giảm tưới máu ngoại vi gây hạ thân nhiệt tay chân ngoại vi nhưng thân nhiệt trung tâm vẫn cao gây rối loạn điều hòa thân nhiệt. Vốn dĩ, ở trẻ nhỏ, cơ chế điều hòa nhiệt độ chưa hoàn chỉnh nên khi làm mát vô tình sẽ làm trẻ sốt cao hơn nữa.

Chỉ nên lau mát khi không chắc nguyên nhân tăng nhiệt độ là sốt. Trường hợp trẻ sốt kèm với 1 yếu tố làm tăng thân nhiệt như quấn chăn quá chặt, do dùng thuốc anticholinergics như atropine, ipratropium... và sốt kèm với bệnh nội thần kinh. Và chỉ nên lau mát khi bé được bác sĩ chuyên khoa thăm khám cẩn thận.

Khi cần phải lau mát cha mẹ có thể dùng nhiệt độ của nước nên dưới nhiệt độ của bé 5°C (ví dụ bé sốt 40°C thì nước khoảng 35-36°C là vừa) và vừa lau mát vừa mở quạt.

ha-sot

Thúc hạ sốt nhanh

Sốt là triệu chứng thường gặp ở các trẻ mắc bệnh truyền nhiễm, việc theo dõi và chăm sóc trẻ bị sốt, theo dõi cơn sốt, nhiệt độ đóng vai trò quan trọng. Thế nhưng nhiều ông bố mà mẹ đều có chung tâm lý, cứ khi con bị sốt là phải hạ sốt thật nhanh bằng mọi cách: uống thuốc, đặt thuốc ở hậu môn, dùng thuốc kết hợp, khăn ấm lau người, ngâm con vào bồn nước ấm, dán miếng dán lạnh...

“Thúc hạ sốt nhanh cho trẻ là không nên. Vì khi thân nhiệt xuống quá nhanh, đột ngột lại nguy hiểm cho trẻ, do cơ thể không chịu được sự thay đổi quá nhanh. Vì thế, việc giảm sốt chỉ nên thực hiện từ từ. Thông thường thuốc hạ sốt hiện nay sau 30 phút uống bắt đầu có tác dụng, nhiệt độ giảm dần sau 1-2 giờ”, TS Dũng nói.

Khi con bạn bị sốt:

1. Không bao giờ áp dụng liều thuốc gì trên internet mà không có chỉ định hay sự đồng ý của bác sĩ, đặc biệt con nít. Tất cả phải đúng nguyên tắc "người thật - việc thật"

2. Không bao giờ dùng hạ sốt cho một bé khi bé đó chưa được khám bởi một bác sĩ chuyên khoa Nhi vì có thể làm âm tính các triệu chứng quan trọng.

3. Khi con có sốt kèm một trong các triệu chứng sau thì phải đưa vào Bệnh viện ngay :

- Sốt >38.5 độ kèm dấu hiệu khó hạ sốt

- Sốt + bỏ bú

- Sốt + ngủ li bì, khó đánh thức

- Sốt + nôn ói liên tục, dù là nước

- Sốt + co giật

- Thấy con không khoẻ dù không sốt hay không gì cả.

Khoevadep.com.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'

Tag: Hạ sốt , sai lầm khi hạ sốt , chăm sóc sức khỏe