'Dấu ấn Việt Nam': Đi dọc dải đất hình chữ S trên những chuyến tàu hỏa
Thứ năm, 24/08/2017 10:14

Đường sắt là một trong những ngành công nghiệp lâu đời của Việt Nam, đến nay vẫn là phương tiện gắn bó với nhiều người trên những hành trình ngang dọc Tổ quốc.

Tuyến đường sắt đầu tiên ở Việt Nam được khởi công xây dựng vào năm 1881 ở TP.HCM, với
chiều dài khoảng 13 km, đi từ cột cờ Thủ Thiêm đến bến xe Chợ Lớn. Ảnh:Đức Thành.

Chuyến tàu đầu tiên được khởi hành vào ngày 20/7/1885, xuất phát từ ga Sài Gòn đến trung
tâm thành phố Mỹ Tho, đánh dấu sự ra đời của ngành đường sắt Việt Nam. Trong ảnh là
chuyến tàu chạy ngang qua tỉnh Thanh Hóa. Ảnh:Đức Thành.

Đến tháng 5/1886, toàn bộ các cầu trên tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho đã hoàn thành,
cho phép tàu chạy một mạch tới Mỹ Tho. Trong ảnh, đoàn tàu đang đi qua tỉnh Quảng Bình.
Ảnh:Đức Thành.

Những năm sau đó, mạng lưới đường sắt tiếp tục được xây dựng, phát triển dọc từ Bắc vào
Nam theo công nghệ đường sắt của Pháp với khổ đường ray 1 m, tuy nhiên chủ yếu nhằm
phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân. Trong ảnh, đoàn tàu đi qua tỉnh Thừa
Thiên - Huế giữa thảm cây xanh mướt đầy thơ mộng. Ảnh:Đức Thành.

Một tuyến đường sắt tại thành phố Đà Nẵng. Sau năm 1945, với sự thành lập của Sở hỏa xa, hệ
thống đường sắt mới thực sự trở thành tài sản của người Việt Nam, phục vụ nhu cầu đi lại của
người dân và hỗ trợ đắc lực cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Ảnh:Đức Thành.

Sau những cuộc chiến tranh khốc liệt, hệ thống đường sắt ở nước ta bị tàn phá và hư hại nặng
nề, đến năm 1986 được khôi phục lại các tuyến đường chính và các ga lớn. Trong ảnh, tuyến
đường sắt chạy qua tỉnh Quảng Ngãi giữa khung cảnh non nước hữu tình êm đềm.
Ảnh:Đức Thành.

Đoàn tàu dừng tại ga Đà Lạt (Lâm Đồng).Xuyên suốt chiều dài lịch sử xây dựng và phát triển,
đến nay, mạng lưới đường sắt từ bắc tới nam đã được hoàn thiện với tổng chiều dài 3.143 km,
trong đó có 2.632 km đường sắt chính tuyến, 403 km đường ga, 108 km đường nhánh.
Ảnh:Đức Thành.

Đường sắt Việt Nam gồm 15 tuyến chính và nhánh đi qua 35 tỉnh thành, có hình xương cá trải
khắp đất nước. 2 loại đội tàu hỏa đang hoạt động là tàu chở khách và tàu chở hàng. Trong ảnh
là ga Chí Thạnh ở huyện Tuy An (Phú Yên) chụp từ cầu vượt đường sắt trên quốc lộ 1A.
Ảnh:Thanh Liem.

Tàu Bắc - Nam SE7 đang trên đường thông qua ga Phong Thạnh, xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa,
Khánh Hòa . Đường sắt Bắc Nam, hay còn gọi là đường sắt Thống Nhất, chạy từ thủ đô Hà Nội
đến TP.HCM, dài 1.730 km, là tuyến đường sắt quan trọng nhất cả nước, đồng thời là một phần
của hệ thống đường sắt xuyên lục địa Á - Âu. Ảnh:Thanh Liem.

Những hành trình trên tàu hỏa mang lại cảm giác hùng vĩ, rộng lớn, nhưng lại rất đỗi giản dị và
bình yên. Nó gắn liền với những kỷ niệm đẹp và tuổi thơ của nhiều người, gợi nhớ về những
tháng năm vất vả mà hào hùng của dân tộc. Ảnh:Thanh Liem.

1 nhân viên trên tàu SE2 dừng tại thành phố Nha Trang. Ngành đường sắt Việt Nam đang nỗ
lực không ngừng để xây dựng hệ thống hiện đại hơn. Trong tương lai không xa, những tuyến
đường sắt trên cao, đường sắt cao tốc sẽ được đưa vào hoạt động, hội nhập với khu
vực và thế giới. 
zing.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!

Tag: Dấu ấn Việt Nam , đường sắt Việt Nam , tàu hỏa