Bạn sẽ giật mình khi nghe những câu chuyện lịch sử thời Trung Quốc cổ đại
Thứ tư, 02/08/2017 11:13

Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất trên thế giới với nhiều dân tộc và những nền văn hóa khác nhau. Bạn sẽ giật mình khi nghe những câu chuyện này thời Trung Quốc cổ đại

Trung Quan thôn vốn là nhà dưỡng lão cho thái giám

Trong lịch sử Trung Quốc, Trung Quan thôn vốn là một nghĩa địa hoang vu, chủ yếu là mộ thái giám. Vào thời nhà Minh, nhà Thanh, thái giám được gọi là “Trung Quan”, do đó, đây được gọi là “Trung Quan mộ.”

Những thái giám được lập đền và dưỡng lão trong trang viên này. Ngoài ra vì các thái giám được gọi là “Trung Quan” nên sau này nơi đây được chọn để xây viện khoa học quốc gia. Vì thấy hai chữ “Trung Quan” không tốt nên đã được đổi thành “thôn Trung Quan”.

Vợ của Khổng Minh Gia Cát Lượng xấu “ mà chê quỷ hờn”

Chắc hẳn, khi chúng ta xem Tam Quốc Diễn Nghĩa, chỉ biết đến cái tên Khổng Minh Gia Cát Lượng là người tài trí, mưu lược còn chẳng mấy ai để ý tới người vợ bên cạnh ông. Hơn nữa, trong các bộ phim cũng không nhắc nhiều tới người phụ nữ này.

Tương truyền, vợ của Khổng Minh Gia Cát Lượng là người phụ nữ hình dáng thô kệch, thấp bé đen gầy, khuôn mặt đầy rỗ, nhưng bà lại là người tài giỏi phi thường. Khổng Minh đã bất chấp mọi tin đồn không hay về nhan sắc của bà và đến cầu hôn.

Từ triều đại nhà Đường bắt nguồn hai chữ "ghen tuông"

Phòng Huyền Linh là tể tướng thời Đường, ông là một người sáng lập quan trọng của triều đại nhà Đường do đó Đường Thái Tông (Lý Thế Dân) đã lập bảng công thần, ban cho Phòng tể tướng hai mỹ nữ vô cùng xinh đẹp.

Còn phu nhân của tể tướng là Lư Thị lại vô cùng phiền não, không muốn cho hai mỹ nữ kia bước vào nhà.

Trước tình hình như vậy, Lý Thế Dân bèn sai người mang đến cho Phòng phu nhân một chén giấm, giả làm chén thuốc độc rồi hạ chỉ rằng: "Một là phải nhận mỹ nữ, hai là uống rượu độc".

Lúc đó, Phòng phu nhân đã không ngần ngại chọn uống độc rượu, nhưng thực ra đó chỉ là một chén giấm. Vua không còn cách nào khác đành thu hồi hai người đẹp về. Do đó, từ “ghen tuông” bắt nguồn từ điển tích này. Trong tiếng Hán, “ghen tuông” là “cật thố” theo nghĩa gốc là “uống giấm”.

Diêm Vương hóa ra không phải là một người

Lâu nay, trong truyền thuyết mà chúng ta đọc, thường cho rằng Diêm Vương là một người, nhưng thực ra lại là mười người.

Nghĩa là Thập Điện Diêm La là 10 Diêm Vương cai quản địa ngục được nhắc đến trong sách Phật. Việc này đã được đề cập đến vào cuối thời kỳ nhà Đường.

Tên các Diêm Vương bao gồm: Tần Quảng Vương, Sở Giang Vương, Tống Đế Vương, Ngũ Quan Vương, Diêm La Vương, Hạ Thành Vương, Tần Sơn Vương, Bình Đẳng Vương, Đô Thị Vương, Luân Hồi Vương. 10 Diêm Vương thuộc 10 điện khác nhau, cho nên gọi là Thập Điện Diêm Vương.

Tục lệ bó chân

 Bạn sẽ giật mình khi nghe những câu chuyện lịch sử thời Trung Quốc cổ đại.
Ảnh nguồn: Internet.

Trung Quốc đã duy trì một hủ tục vô cùng đáng sợ. Đó là tục bó chân làm cho bàn chân của người phụ nữ trông nhỏ xinh. Tục lệ này bắt nguồn từ thế kỷ thứ 10 và kéo dài cho đến những năm 1990

Chân của người phụ nữ sau khi được bó sẽ được tháo băng 2 ngày mỗi lần để vệ sinh và những lần bó chân sau luôn chặt hơn lần trước. Họ cũng được khuyến khích đi bộ nhiều, để trọng lượng dồn vào đôi chân, để đôi chân được bó chặt hơn. Những người phụ nữ trong các bức ảnh đều là nông dân, sống và làm việc ở những khu vực nông thôn, xa thành phố.

 

khoevadep.com.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!

Tag: Trung Quốc , Trung Quốc cổ đại , tục lệ Trung Quốc cổ đại