'Lãnh đạn' vì cấp dưới tham mưu sai?
Thứ ba, 21/10/2014 21:24

Những thuộc cấp của tướng Thành cậy quyền làm bừa bãi phải trả giá đắt bằng án tù nhưng tướng Thành thì không chịu trách nhiệm gì. Khiến nhiều người không khâm phục.

Ông Bùi Manh Lân (ngồi ngoài cùng, bên phải) doanh nhân bị bắt giam oan đang đòi kiện tướng Thành.

Ông Bùi Manh Lân (ngồi ngoài cùng, bên phải) doanh nhân bị bắt giam oan đang đòi kiện tướng Thành.

Tướng Thành cũng phải thừa nhận nếu cấp dưới hiểu luật và kiên quyết nói rõ việc bắt giam không có phê chuẩn là không đúng pháp luật thì ông đã không chỉ đạo việc bắt giam người.

Tướng Thành bị “bịt mắt” hay biết mà làm ngơ?

Vụ án “gây rối trật tự công cộng” tại Công ty Gas Bình Dương ngay từ đầu đã có dấu hiệu của một vụ án được tạo dựng. Vì khó có ai tin ông Bùi Mạnh Lân, chủ đầu tư khu Công nghiệp Đồng An là “đệ tử của Năm Cam”. Thế nhưng, chỉ một tố cáo thiếu căn cứ của ông Nguyễn Viết Tạo thì Ban chuyên án Năm Cam lại dễ dàng tin việc ông Lân là “đệ tử của Năm Cam” là thật.

Để có cơ sở bắt giam ông Lân, trong báo cáo gửi ông Nguyễn Viết Thành ngày 27/4/2003, Cục C14 đã “chụp mũ” và nhấn mạnh rằng tiếp tục làm rõ chân rết trong băng nhóm tội phạm Trương Văn Cam tiếp và thấy “đối tượng” Lân, Hướng có dấu hiệu bỏ trốn. Do vậy, C14 đề nghị được cho bắt khẩn cấp ông Bùi Mạnh Lân và Phạm Văn Hướng. Với báo cáo này của cấp dưới, tướng Thành đã phê duyệt “đồng ý” chỉ đạo bắt người trước 30/4 để phục vụ điều tra và yêu cầu phải báo cáo VKS tối cao để phê chuẩn việc bắt giam “đối tượng”,

Sau khi ông Lân và ông Hướng bị bắt giam, C16 đã đề nghị VKS tối cao phê chuẩn nhưng ngày 9/5/2003, VKS tối cao từ chối phê duyệt việc bắt giam ông Bùi Mạnh Lân và Phạm Văn Hướng vì ông Lân không chủ mưu, ông Hướng không đồng phạm trong vụ gây rối trật tự công cộng. Tuy nhiên, tướng Thành đã chỉ thị “tiếp tục giam giữ để điều tra” và tiếp tục đề nghị VKS tối cao phê chuẩn.

Trong báo cáo ngày 28/5/2003, ông Nguyễn Thế Bình, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra (C16) ký, gửi tướng Thành đã “tiết lộ” nhiều chi tiết rất nghiêm trọng cho thấy có thể tướng Thành đã không biết việc bắt giam ông Lân và ông Hướng là sai nên kiên quyết chỉ đạo phải giam giữ đến cùng để xin ý kiến của Liên ngành. Theo báo cáo này, ngày 21/5/2003, VKS tối cao tiếp tục ra thông báo về việc không phê chuẩn lệnh tạm giam đối với ông Bùi Mạnh Lân và ông Phạm Văn Hướng. Ngày 28/5/2003, C16 tại Hà Nội cũng đã gửi fax và thông báp lãnh đạo VKS tối cao từ chối phê chuẩn giam và đã thông bá cho lãnh đạo Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát. Vì thế, C16 xin tướng Thành “chỉ đạo gấp”.

Phúc đáp báo cáo này, tướng Thành đã yêu cầu C16 bổ sung chứng cứ, tiếp tục giam giữ ông Bùi Mạnh Lân và Phạm Văn Hướng. Nếu ông Lân và ông Hướng bị oan, tướng Thành sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên.

Với sự kiên quyết của tướng Thành, cấp dưới là Nguyễn Văn Nên và Nguyễn Tuyến Dũng thả sức làm liều, giam giữ ông Bùi Mạnh Lân và Phạm Văn Hướng gần 2 tháng mà không cần phê chuẩn của VKS tối cao. Cũng vì sự cam kết chịu trách nhiệm này của tướng Thành mà VKS tối cao phải lùi một bước, phê chuẩn “muộn” đối với lệnh tạm giam đối với ông Bùi Mạnh Lân và hợp pháp hóa việc CQĐT giam giữ 2 tháng đối với ông Lân.

vu-an-nam-cana6

Tướng Nguyễn Việt Thành, người hùng phá án vụ án Năm Cam khi còn đương chức.

Khi oan sai lộ diện và điều tra viên Nguyễn Văn Nên, Nguyễn Tuyến Dũng trở thành tội phạm thì tướng Thành mới thừa nhận sự thật. Trong quá trình Cục Điều tra VKS tối cao điều tra vụ Nguyễn Văn Nên và Nguyễn Tuyến Dũng lạm quyền khi điều tra vụ Năm Cam, tướng Thành đã thừa nhận đã vì không phụ trách về tố tụng, lại thiếu hiểu biết, do vậy cũng chỉ đạo tiếp tục giam Hướng để củng cố chứng cứ và đề nghị VKS lần nữa. Nếu ông Nguyễn Thế Bình kiên quyết nói rõ việc giam giữ không có phê chuẩn là trái pháp luật, nguy hiểm, thì có lẽ tướng Thành đã không chỉ đạo như vậy.

Quân sai, tướng có chịu trách nhiệm?

Việc “đổ tội” cho ông Bùi Mạnh Lân có vẻ là một hành động có chủ ý. Vì, sai khi ông Nguyễn Viết Tạo tố cáo ông Lân là “băng nhóm xã hội đen của Năm Cam” gây ra vụ gây rối trật tự công cộng ở Công ty Gas Bình Dương thì đến lượt Liên Khui Thìn, bị cóa trong vụ án Epco – Minh Phụng cũng tố cáo ông Lân “lừa đảo” 50 đến 60 tỷ đồng. Sau đó, vợ chồng  bà Huỳnh Thị Thu cũng tố cáo ông Lân chiếm đoạt 23 nghìn mét vuông đất của vợ chồng bà Thu. Tất cả những tố cáo này đều đến địa chỉ cơ quan điều tra đang thụ lý vụ án Năm Cam.

Trong quá trình xác minh, nhóm điều tra của Nguyễn Văn Nên đã xác định việc tố cáo của Liên Khui Thìn đối với ông Bùi Mạnh Lân là “nhầm lẫn”. Đối với vụ việc tố cáo của bà Huỳnh Thị Thu thì đây vốn là một tranh chấp dân sự giữa bà Thu và ông Lân, đã được tòa án huyện Dĩ An thụ lý giải quyết từ năm 2001. Thế nhưng, thuộc cấp của tướng Thành là Nguyễn Văn Nên và Nguyễn Tuyến Dũng vẫn coi đó là việc của Ban Chuyên án và vô tư gán tội cho ông Lân để tiếp tục giam giữ, truy bức ông Lân phải chấp nhận tội chiếm đoạt tài sản của Liên Khui Thìn 8 tỷ đồng và ép ông Lân phải nhận tội chiếm đoạt và ép ông Lân phải trả hơn 23 nghìn mét vuông đất cho bà Thu.

Để đạt được mục đích này nên bất chấp việc ngày 27/8/2003 VKS tối cao có quyết định hủy bỏ việc giam giữ ông Bùi Mạnh Lân, Nguyễn Văn Nên mượn cớ phải xin ý kiến tướng Thành nên không thực hiện việc trả tự do cho ông Lân theo lệnh của VKS tối cao. Nguyễn Văn Nên còn viện cớ rằng, nếu thả Bùi Mạnh Lân sẽ khó khăn cho việc điều tra mở rộng vụ án theo tố cáo của Liên Khui Thìn và Huỳnh Thị Thu.

Sự tự tung, tự tác của Nguyễn Văn Nên cuối cùng cũng phải trả giá. Sau gần 10 năm gây ra vụ án oan đối với ông Bùi Mạnh Lân và Phạm Văn Hướng, Nguyễn Văn Nên, Nguyễn Tuyến Dũng đã bị khởi tố về tội “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ”. Trong quá trình điều tra, truy tố, Nguyễn Văn Nên đã “phát bệnh” tâm thần nên chưa thể xét xử được. Ngày 16/7/2014, TAND tỉnh Tiền Giang đã xét xử vụ án này theo truy tố của VKS tối cao đối với Nguyễn Tiến Dũng và kết án bị cáo này 10 năm tù về tội lạm quyền.

Trong bản án dành cho "người hùng” vụ án Năm Cam, HĐXX đã nêu rõ, việc Nguyễn Văn Nên và Nguyễn Tuyến Dũng được giao nhiệm vụ điều tra vụ án Năm Cam nhưng đã lạm quyền để giải quyết tranh chấp giữa ông Lân và bà Thu, buộc ông Lân phải giao đất cho bà Thu là trái pháp luật nên bị cáo không thể chối cãi trách nhiệm này.

Những thuộc cấp của tướng Thành cậy quyền làm bừa bãi phải trả giá đắt bằng án tù nhưng tướng Thành thì không phải chịu trách nhiệm gì khiến cho những người từng bị hàm oan trước những chỉ đạo “thép” của ông không phục. Trong đơn kháng cáo bản án buộc tội Nguyễn Tuyến Dũng, ông Bùi Mạnh Lân cho rằng, tướng Thành phải chịu trách nhiệm đối với việc làm sai của cấp dưới. Vì, việc tướng Thành chỉ đạo bắt giam trái pháp luật đối với ông đã dấn đến việc Nguyễn Văn Nên và Nguyễn Tuyến Dũng “tát nước theo mưa” tiện tay giải quyết tranh chấp giữa ông và bà Thu. Hậu quả này, tướng Thành đâu có thể không có trách nhiệm.

Ngọc Huyền (Pháp luật Việt Nam) Minh Phương

Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu

Tag: Mon no cua tuong Thanh , lanh dan vi cap duoi tham mua sai , cap duoi tham mua sai vi lenh cap tren , tuong Nguyen Viet Thanh , tin , bao