9 cách tìm ra đam mê nghề nghiệp từ sâu bên trong bạn
Chủ nhật, 07/07/2019 21:47

Bạn đang loay hoay giữa muôn vàn câu hỏi về nghề nghiệp thực thụ dành cho mình?

Lập danh sách những điều bạn có thể làm tốt

Hãy cố gắng nhìn nhận một cách đầy đủ về những gì bạn có thể làm tốt, kể cả khi những điều đó không có vẻ gì là có thể phát triển thành một “sự nghiệp”. Tốt nhất, bạn nên lập một bản danh sách càng cụ thể càng tốt, dù cho bạn giỏi giúp đỡ, an ủi người khác, hay giỏi vẽ hoặc viết, hay thậm chí chỉ là…giỏi đi học/làm học sinh chăm chỉ.

Lập danh sách những thứ khiến bạn thấy cực kỳ thích thú

Bạn thích môn tiếng Anh hay Nghệ thuật? Tài chính hay Xã hội học? Bạn thích đọc loại sách nào? Bạn có xu hướng click vào những bài viết về chủ đề gì? Trên mạng xã hội, bạn thường follow các nhân vật hoạt động trong lĩnh vực nào? Tất cả những điều này hoàn toàn không phải ngẫu nhiên, vì thực ra chúng là chi tiết quan trọng nói lên con người của bạn. Sau khi xâu chuỗi hết những xu hướng sở thích hiện tại, nhiều điều về bản thân bạn có thể được tiết lộ hơn bạn nghĩ đấy

821

Hãy suy nghĩ về những gì bạn muốn làm mỗi ngày

Hãy nghĩ về việc bạn muốn làm mỗi ngày chứ không phải chức vụ hay những danh hiệu hào nhoáng. Điều gì khiến bạn hứng thú mỗi ngày và có thể dành 8 tiếng/ngày để hoàn thành kể cả khi có gặp khó khăn và thử thách? Nếu bạn chỉ tập trung nghĩ về những hình ảnh chung chung (“tôi sẽ trở thành một phiên dịch viên”, “tôi sẽ trở thành một giám đốc đa tài”, v.v…), thực chất bạn chỉ đang để tâm đến cách người khác nhìn nhận cuộc đời bạn chứ không phải cách bạn muốn sống cuộc đời mình.

Điều gì khiến bạn cảm thấy an bình (với chính bản thân mình)

Không phải sự vui vẻ hay thậm chí là “ cảm giác hạnh phúc” – những cảm xúc này thường bột phát và bạn không nên dựa vào chúng để lựa chọn sự nghiệp của cuộc đời mình. Hãy tập trung để ý đến những việc giúp bạn cảm thấy an lành và bình yên với chính tiếng gọi nội tâm của mình. Khi đã tìm được một công việc như vậy, đừng dễ dàng từ bỏ chỉ vì sợ sự nhận xét của người xung quanh.

nguoi-thanh-cong

Tìm điểm giao giữa hai bản danh sách nêu trên

Để tránh rơi vào những lựa chọn hão huyền (như đăng ký học bác sĩ phẫu thuật trong khi bản thân thấy máu là ngất xỉu chẳng hạn!), hãy lựa chọn tin tưởng vào những gì bạn đã hiểu rõ về bản thân mình: bạn thích thú với công việc gì, bạn có những sở trường/năng khiếu gì để làm tốt công việc đó. Hai yếu tố này được xác định nhờ “giao điểm” của hai bản danh sách bạn đã lập ở mục (1) và (2). Một khi đã hiểu rõ về bản thân mình, bạn chẳng còn phải sợ sẽ “lạc trôi” trong muôn vàn lựa chọn nghề nghiệp của thời đại nữa.

Hãy tưởng tượng bạn đang ở tuổi 80 và sắp lìa xa cuộc đời

Hãy đặt mình vào trong viễn cảnh này và thử nghĩ đến điều làm bạn tự hào khi để lại cho hậu thế. Khi bạn lìa xa cõi đời, điều gì sẽ khiến bạn tự hào vì mình đã sống? Điều gì sẽ khiến bạn hãnh diện với chính bản thân mình? Câu trả lời cho những câu hỏi này có thể là ngọn đèn dẫn đường cho bạn đến với công việc thật sự dành cho bạn.

Bạn thường thích làm nghề gì khi còn nhỏ

Những nghề nghiệp bạn “nhập vai” khi còn nhỏ không nhất thiết là nghề nghiệp thực sự của bạn khi lớn lên, nhưng nó mang tính biểu tượng về các xu hướng công việc của bạn sau này. Nếu khi còn nhỏ bạn thích làm giáo viên, bạn có xu hướng thích các công việc liên quan đến hướng dẫn, dẫn dắt. Nếu bạn thích làm phi hành gia, bạn sẽ muốn khám phá và chinh phục điều gì đó vượt ra khỏi cuộc sống đều đặn, tẻ nhạt. Những nghề nghiệp khiến chúng ta mê mẩn thưở thơ bé có thể là hình ảnh phản chiếu con người thực bên trong mỗi chúng ta, vì vậy hãy nhớ về những kí ức và ước mơ tuổi thơ để cảm thấy bớt hoang mang hơn ở tuổi trưởng thành bạn nhé.

IMG_8130

Tìm kiếm một vài cố vấn giàu kinh nghiệm

“Dù bạn đang ở độ tuổi nào và có bao nhiêu thâm niên làm việc, luôn có ai đó biết nhiều hơn bạn. Mọi người thường bế tắc khi tìm một cố vấn giàu kinh nghiệm. Bạn có thể thuê một huấn luyện viên kinh doanh như Stevens đã làm, tìm kiếm ai đó trong mạng lưới của bạn mà bạn luôn ngưỡng mộ hoặc kết nối với những người thuộc lĩnh vực của bạn thông qua các cuộc hội thảo nghề hoặc truyền thông xã hội.

Thiết lập một mối quan hệ với một cố vấn giàu kinh nghiệm cũng đơn giản như sắp xếp một cuộc họp thông qua một chầu cà phê hoặc trao đổi qua thư điện tử”, Phil Cousineau, người đứng ra tổ chức show Global Spirit của PBS và tác giả của cuốn sách Stoking the Creative Fires: 9 Ways to Rekindle Passion and Imagination (do nhà xuất bản Conari phát hành năm 2008) cho hay.

Trình làng những phát kiến mới

Đam mê thường mất đi sự đơn điệu nhàm chán. Nếu bạn cứ làm mãi công việc của mình theo một cách nhất định từ khi mới khởi nghiệp, hãy nghĩ đến cách đổi mới nó theo những hướng đi mới. Dành thời gian xem xét kỹ từng phần công việc kinh doanh của bạn và tự hỏi bản thân: "Lần cuối cùng mình làm một điều khác biệt tại đây là lúc nào?”

Bạn có thể cố gắng tiếp thêm sức mạnh cho bản thân và doanh nghiệp của mình bằng cách mở một blog, khám phá một hình thức quảng cáo mới hoặc tham gia một khóa học về một lĩnh vực mà bạn đang muốn tìm hiểu. Sau cùng thì ai cũng say mê sáng tạo cả.

 
Khoevadep.com.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác

Tag: Bí kíp nghề nghiệp , nghề nghiệp trong đời , những điều cần biết trong cuộc sống