5 lời khuyên từ bác sĩ nhi khoa giúp nuôi trẻ sơ sinh khoẻ mạnh ít ốm đau
Thứ bảy, 16/02/2019 13:55

Để bé khỏe mạnh, lớn mau, mẹ hãy ghi nhớ 5 lời khuyên bổ ích từ bác sĩ nhi khoa sau đây nhé!

Nỗi sợ lớn nhất của mọi ông bố, bà mẹ là con cái bị ốm. Trong mọi phút giây, các bậc phụ huynh đều rất lo lắng không biết con mình có đang khỏe mạnh không. Tuy nhiên, các bác sĩ nhi khoa nói rằng hầu hết mọi đứa trẻ đều lớn lên và phát triển bình thường mà không có vấn đề gì nghiêm trọng. Bố mẹ nên giữ bình tĩnh và làm theo những lời khuyên hữu ích sau đây để bé luôn khỏe mạnh.

1. Không tự ý cho bé uống thuốc mà không có đơn của bác sĩ

Không tự ý cho bé uống thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. (Ảnh minh họa)

Mẹ không bao giờ được tự ý cho bé uống thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Mọi loại thuốc không có đơn đều có thể tiềm ẩn những rủi ro không lường cho bé. Ngay cả khi em bé hàng xóm đã uống loại thuốc đó và khỏi bệnh thì bố mẹ cũng không nên tự ý cho bé uống theo. Nếu tình hình không quá nghiêm trọng thì mẹ nên tìm những giải pháp an toàn hơn để giúp bé khôi phục sức khỏe.

2. Tăng cường sức đề kháng cho bé

Để đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh và có khả năng chống lại virus, vi khuẩn, mẹ nên tạo điều kiện tốt nhất để bé có thể phát triển hệ thống miễn dịch. Hãy làm theo những lời khuyên sau đây để tăng cường sức đề kháng cho bé:

- Cố gắng duy trì cho con bú ít nhất trong 6 tháng đầu.

- Giữ môi trường ở nhà thoải mái, thoáng mát với nhiệt độ trong nhà không cao hơn 23 độ C, độ ẩm không dưới 50%, thông gió phòng thường xuyên.

- Cho bé đi bộ bên ngoài mỗi ngày.

- Tập thể dục thường xuyên.

- Đảm bảo bé ngủ ngon và đủ giấc.

3. Kiên nhẫn

Mẹ hãy kiên nhẫn trong việc chăm sóc con nhé! (Ảnh minh họa)

Trong quá trình nuôi dưỡng con cái, kiên nhẫn là một điều quan trọng. Mỗi đứa trẻ sẽ có sự phát triển riêng, không bé nào giống bé nào. Vì vậy mẹ không cần quá lo lắng nếu như thấy con chưa bắt kịp bạn bè. Hãy cho con thời gian để phát triển đúng với lứa tuổi của mình. Ngoài ra, một số vấn đề sức khỏe của bé có thể tự biến mất khi lớn lên nhưng việc không dung nạp thực phẩm hoặc bị đau bụng.

4. Tiêm phòng cho bé đầy đủ

Gần đây, phong trào chống vắc-xin đã gây hoang mang cho rất nhiều ông bố, bà mẹ. Tuy nhiên, vấn đề là bệnh bại liệt, uốn ván và bạch hầu đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều trẻ em trong vài thập kỉ trước. Hiện nay, bệnh lao vẫn là vấn đề nghiêm trọng ở nhiều quốc gia. Thậm chí không có một bác sĩ đủ khả năng khuyên bệnh nhân của họ không nên tiêm vắc-xin. Nếu bố mẹ hiểu rõ về tác dụng của vắc xin thì sẽ không bao giờ để bé không được tiêm chủng. Vì không tiêm chủng đầy đủ đồng nghĩa với nguy cơ bé bị bệnh cao.

5. Ghi nhớ dấu hiệu các loại bệnh

Đôi khi, ngay cả khi được chăm sóc tốt, bé vẫn có thể bị bệnh. Điều này hoàn toàn bình thường và nó sẽ giúp phát triển hệ thống miễn dịch của bé. Tuy nhiên, mọi bậc cha mẹ đều nên ghi nhớ các triệu chứng của những căn bệnh phổ biến để có thể đưa bé đi khám càng sớm càng tốt.

Phát hiện sớm dấu hiệu bệnh sẽ giúp bé được điều trị sớm. (Ảnh minh họa)

- Viêm phổi: khó thở, màu da thay đổi, kém ăn, lo lắng, sốt (có thể xuất hiện rất muộn).

- Nhiễm Rotavirus: chán ăn, mệt mỏi, lo lắng, sốt, nôn mửa, tiêu chảy, sổ mũi, ho.

- Viêm phế quản: sốt, khó thở, ho, yếu, chán ăn, nhức đầu, đổ mồ hôi, màu da thay đổi.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, việc hiểu được ngôn ngữ cơ thể bé là rất quan trọng. Mặc dù các bé chưa thể nói chuyện nhưng các bé vẫn có cách giao tiếp riêng. Ví dụ khi đói, bé sẽ rất căng thẳng, hay nắm chặt tay. Ngược lại nếu mẹ nghĩ bé đói thì có thể xem tay con, nếu tay bé mở thì mẹ không cần lo lắng, bé đang thoải mái và vẫn no.

Khampha.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'

Tag: Nuôi trẻ sơ sinh khoẻ mạnh , trẻ sơ sinh , sức khỏe trẻ em