15 triệu chứng cảnh báo sức khỏe bạn đang gặp nguy hiểm
Thứ ba, 15/05/2018 21:02

Thoạt nghe đây có vẻ là những triệu chứng hiền lành vô hại, nhưng trên thực tế chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tật hoặc các vấn đề khác về sức khỏe.

1. Tay hay chân bị tê thường xuyên

Nếu bạn cảm thấy thời gian gần đây, tay và chân của mình trở nên yếu ớt, hay nhức mỏi hoặc tê thì có thể đó là dấu hiệu của một cơn đột quỵ.

Nếu như chân bạn không thể giữ thăng bằng cho toàn bộ cơ thể, gặp khó khăn khi vận động và đi bộ kèm theo triệu chứng chóng mặt, bạn cũng rất dễ gặp phải các cơn đột quỵ nguy hiểm.

Do vậy, nếu thấy các triệu chứng này, bạn cần đến các bệnh viện để các bác sĩ tư vấn cụ thể. Các bác sĩ cho uống thuốc làm tan huyết khối, điều này sẽ làm giảm nguy cơ khuyết tật dài hạn mà các cơn đột quỵ gây ra.

2. Quầng thâm dưới mắt

Mặt dù ngủ không đủ có thể góp phần khiến mắt thâm quầng, nhưng nguyên nhân gây quầng thâm ở mắt cũng có thể là do dị ứng, thường kèm theo ngứa mắt hoặc chảy nước mũi.

Đi tìm tác nhận gây dị ứng, ví dụ như mạt bụi nhà, và hạn chế tiếp xúc có thể giúp giảm triệu chứng. Nếu hay bị ngứa, thuốc chống dị ứng có thể là giải pháp.

Nghiên cứu đã cho thấy các sản phẩm chứa lợi khuẩn, như men tiêu hóa, có thể giúp giảm một số bệnh dị ứng.

3. Nứt nẻ ở mép

Đây thường là cách để cơ thể báo rằng bạn cần tăng cường các thực phẩm giàu vitamin B và sắt như rau lá xanh, thịt nạc và trứng.

Khi bị khô và nứt nẻ, góc mép có thể bị nhiễm trùng. Thuốc bôi tại chỗ và dưỡng ẩm sẽ giúp chữa khỏi tổn thương.

4. Nổi ban ngứa nhiều

Đặc biệt là nếu tình trạng bệnh không đỡ cho dù có sử dụng các loại kem bôi thông thường, thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy mỡ.

Đây là tình trạng mẫn cảm với gluten, trong đó cơ thể phản ứng với protein gluten trong thực phẩm.

Điều này ảnh hưởng đến niêm mạc ruột, khiến ruột khó hấp thu chất dinh dưỡng. Do đó da có thể bị ảnh hưởng.

Về lâu dài và tùy theo mức độ nặng, bệnh có thể gây tổn thương mạn tính cho ruột.

Điều quan trọng cần biết là nếu bị bệnh này thì việc kiêng gluten một cách nghiêm ngặt là cách điều trị chính và sẽ giúp bệnh thuyên giảm.

Bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu để phát hiện bệnh tiêu chảy mỡ và nếu kết quả dương tính, bạn có thể phải mua thực phẩm không gluten theo đơn.

5. Tóc mỏng

Lượng sắt trong cơ thể có thể ở mức thấp hoặc bình thường thấp. Đây là vấn đề nhất là đối với phụ nữ, những người có vấn đề về sức khỏe và kiêng không ăn những thực phẩm có nguồn gốc động vật.

Hơn nữa, phụ nữ còn bị mất sắt hàng tháng và do đó có thể bị thiếu máu.

Có bệnh ở tuyến giáp cũng ảnh hưởng đến tóc.

Xét nghiệm máu có thể cho biết liệu nguyên nhân có phải là do những vẫn đề này hay không. Tăng cường các thực phẩm giàu sắt hoặc bổ sung sắt nếu bị thiếu sắt là những giải pháp.

6. Đốm vàng gần mống mắt

Đây là một dấu hiệu của sự lão hóa kết mạc, và thường được tìm thấy ở người già. Bên cạnh đó, sự phát triển của căn bệnh này còn do tia UV gây ra. Vì vậy, dấu hiệu này xuất hiện ở hầu hết những người hay làm việc lâu dưới ánh nắng mặt trời. Lâu ngày, đốm vàng này sẽ gây ảnh hưởng đến tầm nhìn.

7. Ngứa bàn chân

Bạn thường xuyên đi tập gym hoặc đi bơi? Môi trường ẩm ướt có thể làm tăng nhiễm nấm, khiến cho bàn chân bị ngứa.

Bạn có thể thấy những đám dát bong vảy trắng hoặc ướt giữa các ngón chân hoặc dưới bàn chân.

Kem bôi chống nấm không cần đơn bác sĩ có thể giúp điều trị tình trạng này. Vệ sinh tốt và thường xuyên giữ chân khô thoáng sẽ giúp liền tổn thương và ngăn ngừa tái phát.

8. Những bất thường về đường ruột

Đó là khi có các dấu hiệu sau: phân có máu hoặc có màu đen hoặc xám. Tiêu chảy dai dẳng hoặc táo bón thường xuyên. Hoặc đan xen hai triệu chứng này. Thường có cảm giác muốn đi ngoài mà không đi được.

Bất thường về đường ruột có thể là dấu hiệu nhiễm khuẩn, virut hoặc ký sinh trùng. Các nguyên nhân có thể khác bao gồm xuất huyết tiêu hóa, bệnh lý ruột kích thích, ung thư ruột kết.

9. Rụng tóc

Một cơ thể người bình thường sẽ rụng từ 40-120 sợi tóc mỗi ngày. Nếu cơ thể bạn đang thiếu sắt hoặc mắc những bệnh về tuyến giáp, rất có thể lượng tóc rụng sẽ nhiều hơn con số này. Tình trạng này cũng xảy ra khi bạn không ngủ đủ giấc hoặc thường xuyên thức khuya.

Để cải thiện tình hình, bạn hãy điều chỉnh chế độ ăn và duy trì thói quen ngủ đủ giấc. Nếu dấu hiệu bệnh vẫn không thuyên giảm, bạn nên tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám.

10. Sáng ngủ dậy thấy uể oải, mệt mỏi

Người gặp phải tình trạng này thường lười vận động, hay ngồi một chỗ quá lâu nên dẫn đến tình trạng cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi, thiếu sức sống, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi thức dậy.

Do đó, bạn cần duy trì thói quen tập thể dục đều đặn mỗi ngày, nếu không có thời gian thì nên cố tập ít nhất 5 ngày/tuần, mỗi lần ít nhất là 30 phút. Bởi chỉ có chăm tập thể dục, thể thao thì cơ thể mới nhanh nhẹn, tỉnh táo và cải thiện sức khỏe được.

11. Không cúi được người để làm việc với bàn tay ra xa

Khi ngồi xuống duỗi thẳng 2 chân ra, nếu bạn gặp khó khăn không thể với tay xuống bàn chân được thì nên chú ý đi khám ngay bởi rất có thể là bạn đang mắc phải các bệnh về xương khớp như loãng xương, viêm khớp, hoặc có thể là triệu chứng của bệnh tim mạch.

Để khắc phục tình trạng này, bạn nên luyện tập co duỗi cơ thể thường xuyên. Mỗi ngày, bạn cũng nên gập người ít nhất 5 phút để cải thiện vấn đề.

12. Không thể co chân sau chạm mông

Người bình thường có thể thực hiện hành động này rất dễ dàng, tuy nhiên, với những người lười vận động và ít tập luyện thì xương khớp sẽ cứng dần nên gây ra tình trạng không thể co chân sau chạm mông được.

Muốn cải thiện vấn đề này thì bạn nên dành thời gian tập 2 bài tập đơn giản tại nhà là leo 2 bậc cầu thang một lúc và thường xuyên luyện đá chân ra sau sẽ giúp khắc phục tình trạng này đáng kể.

13. Hai chân đứng yên, nhưng thân người không thể quay nhìn ra phía sau

Khi gặp phải vấn đề này thì bạn nên thường xuyên vận động xoay hông để giúp tăng cường cơ lưng và chức năng khớp, đồng thời phòng tránh được các bệnh như đau thắt lưng mãn tính, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa...

Đây cũng là một bệnh liên quan đến xương khớp, nhưng phát triển chậm và sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng về sau. Do đó, bạn cần chăm chỉ luyện tập và chăm sóc sức khỏe của xương để cải thiện vấn đề này.

14. Đau ngực

Đau ngực hoặc tức ngực có thể là một dấu hiệu của cơn đau tim hoặc một loại bệnh liên quan đến tim mạch, đặc biệt khi bạn vừa trải qua các hoạt động thể lực mạnh hoặc lao động quá sức.

Nếu bạn cảm thấy ngực bị thắt chặt hoặc thở dốc và kéo dài trong vài phút hoặc từng cơn, hãy yêu cầu sự trợ giúp y tế.

15. Xuất hiện tiếng rít khi thở

Nếu xuất hiện tiếng rít khi thở, tương tự như tiếng huýt sáo, rất có thể là biểu hiện của bệnh hen suyễn, viêm phổi hoặc dị ứng nghiêm trọng do tiếp xúc với hóa chất.

Tiếng rít là biểu hiện rất phổ biến của viêm phổi hoặc viêm phế quản. Nếu ho ra chất dịch nhầy màu vàng hoặc xanh, lên cơn sốt, khó thở, bạn có thể bị viêm phế quản phát triển thành viêm phổi.

Sức khỏe là thứ đáng quý nhất mà tuổi trẻ có được. Chính vì vậy mà khi gặp những triệu chứng bất thường của cơ thể bạn không nên lơ là mà phải nghiêm túc nhìn nhận và đến gặp bác sĩ để được phát hiện và điều trị kịp thời.

 
Khoevadep.com.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!

Tag: triệu chứng sức khỏe đang gặp nguy hiểm , sức khỏe , triệu chứng đảm bảo sức khỏe