10 sai lầm khiến con chậm phát triển trí tuệ cha mẹ cần bỏ ngay
Thứ sáu, 08/06/2018 17:22

Nếu mắc phải 10 sai lầm dưới đây, có thể bạn đã vô tình khiến trẻ bị giảm sút trị tuệ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các yếu tố phát triển não bộ.

1. Không cho con khám phá

Một đứa trẻ thích chơi bóng bay, nó thổi tất cả bóng bay và thả khắp nhà, con cảm thấy hào hứng với màu sắc và sự kỳ thú của những quả bóng. Thế nhưng cái mà người lớn nhìn thấy ở những quả bóng là lòe loẹt và nguy hiểm. Bởi vậy đó là thứ được coi là vô bổ trong mắt các bậc phụ huynh, chúng ta thường cấm trẻ làm những thứ mà chúng ta cho là không phù hợp. Điều này vô tình khiến trí lực của bé bị suy giảm.

2

Ngược lại nếu bố mẹ để cho con tự do chơi với những quả bóng và dạy con trẻ đếm, học màu sắc từ chúng thì lại kích thích sự phát triển não bộ ngay khi chơi. Chỉ tiếc là, bố mẹ thường để nhiệm vụ đó vào giờ học với những trang sách cứng nhắc cho con trẻ hơn là khi con khám phá các trò chơi.

Điều này cũng tương tự khi con trẻ muốn khám phá tự nhiên, đất đai, sâu bọ… Bố mẹ chỉ sợ trẻ bẩn và đau mà không nghĩ đến việc con trẻ cũng cần đau và bẩn để trải nghiệm cuộc sống và phát triển trí não. Não bộ trẻ em là một tờ giấy trắng, nếu bố mẹ liên tục xây các bực tường xung quanh nó, trẻ sẽ chẳng có khả năng tư duy tích cực hay hiểu biết nhiều về xã hội sau này.

2. “Con thích gì mẹ chiều tất lất”

Với suy nghĩ bù đắp cho con những thiệt thòi mà tuổi thơ ba mẹ đã kinh qua, nhiều phụ huynh luôn cố gắng dành cho con điều kiện vật chất tốt nhất. Trong khi đó, bố mẹ lại quên mất rằng trước khi cho con tất cả những gì con muốn thì phải cần dạy con phân biệt được giữa mong muốn và nhu cầu. Đừng bao giờ tập cho con hình thành suy nghĩ bố mẹ phải là người đáp ứng tất cả yêu cầu của con.

Thay vì vậy, hãy cố gắng rèn giũa cho con hiểu được những giá trị lớn lao hơn của cuộc sống. Đó có thể là tính tự lập, không bao giờ có suy nghĩ sống bám vào người khác, không lợi dụng người khác để trục lợi cá nhân, tự mình phải đứng vững trên đôi chân của chính mình… Nhưng cũng đừng cứng nhắc quá nhé! Đôi khi một vài món quà thiết thực lúc bé gặt hái được thành công cũng là cách để dạy trẻ trân trọng thành quả của mình.

3. Ép buộc con học quá nhiều

4

Minh chứng rõ nhất cho sai lầm này đó là việc bố mẹ cho con đi học thêm ở mọi lớp học có thể. Từ lớp học do cô giáo yêu cầu tới các lớp năng khiếu, lớp kỹ năng… Tất nhiên điều này xuất phát từ mong muốn con học thật sớm cho con thật giỏi, thông minh hơn các bạn cùng lứa. Rất nhiều các bố mẹ hiện nay chạy đua đi tìm các lớp học cho con. Họ cho rằng, con còn bé nên học càng nhiều thì “tờ giấy trắng ấy” càng được viết nhiều, nhận được nhiều tri thức.

Nhưng bố mẹ nên xem lại ngay cách giáo dục này, theo như các chuyên gia tâm lý và giáo dục đã khuyên rằng việc cho con tiếp xúc với tri thức từ sớm là hoàn toàn tốt nhưng cần có sự hài hòa và thích hợp bởi về mặt sinh học trẻ không có khả năng tải quá nhiều thông tin trong cùng một thời điểm. Nhất là khi trẻ bị mất đi hứng thú học hành thì việc đi học quá nhiều cũng chỉ như nước đổ lá khoai.

Một hậu quả khác là khiến trẻ càng lớn càng tỏ ra khó chịu với việc học hành cũng như đánh mất sự hồn nhiên ngây thơ của tuổi hồng đáng có.Chắc chắn sau khi đọc bài viết này ai cũng sẽ tự tìm thấy một phần nào đó bản thân trong những sai lầm phổ biến đó. Hi vọng các bậc đang hoặc sẽ làm cha mẹ từ đây sẽ có những thay đổi tích cực hơn trong cách dạy con.

4. Mẹ thay con làm tất cả mọi việc

Xót con, sợ con cực, con khổ… nên nhiều bố mẹ khi thấy con gặp chút khó khăn đã vội nhảy vào giúp đỡ, thậm chí làm thay cho con từ B tới Z. Chẳng hạn việc cỏn con như cột dây giày. Bố mẹ thấy con lúi cúi mất thời gian lại tự mình cúi xuống cột dây giày thay con. Nhiều lần như thế, bé sẽ hình thành thói quen ỷ lại và tự mình đánh mất cơ hội tự tìm hiểu, tự học hỏi và tự hoàn thiện mình.

5. Cho con tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử

9b

Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh trẻ em xem tivi, các thiết bị điện tử sẽ càng trở nên thụ động và khép kín hơn, trí não cũng kém phát triển hơn hẳn. Một đứa trẻ 4 tuổi có nguy cơ trí não chỉ bằng trẻ 2 tuổi nếu suốt ngày chỉ tập trung vào điện thoại và các thiết bị điện tử. Khi thoát khỏi thế giới công nghệ và hòa nhập vào thực tế thì các con sẽ cảm thấy khó khăn, chán nản và lơ là. Do đó, nếu không muốn con càng lớn càng khù khờ, chậm phát triển trí não thì bố mẹ hãy kiểm soát việc sử dụng thiết bị điện tử của con, chỉ phục vụ cho những bài học trên một số trang mạng nhất định.

6. Luôn nhường phần thắng cho con

Nhiều bố mẹ muốn con vui luôn nhường phần thắng cho con. Thế nhưng để con trải nghiệm những thất bại sẽ mang đến nhiều bài học giáo dục giá trị hơn là những chiến thắng quá dễ dàng. Con học được nhiều điều hơn từ thất bại của chính mình và luôn tìm cách để không bao giờ lặp lại thất bại đó. Hãy dạy con cách chăm chỉ và cạnh tranh công bằng để giành lấy chiến thắng ngọt ngào cho bản thân.

Ví dụ như khi con tham gia các môn thể thao, đừng bao giờ vì danh dự hão huyền mà không cho phép con thất bại, thua cuộc. Ở tuổi của các bé, việc học tập và rèn luyện vẫn là một quá trình và bé cần phải trải nghiệm thất bại lẫn thành công. Nếu chiến thắng quá dễ dàng, trẻ sẽ không học được cách phấn đấu, nỗ lực trong cuộc sống và lớn lên càng có khả năng luôn cảm thấy bản thân thất bại.

10a

7. Không thưởng phạt rõ ràng

Không cần phải lúc nào cũng cứng nhắc áp dụng luật lệ với trẻ nhỏ. Tuy nhiên giữa thưởng và phạt mẹ phải luôn lập ra một ranh giới rõ ràng. Con sẽ nhìn vào đó để biết cư xử, hành động đúng mực. Ranh giới kỉ luật rõ ràng và thực tế sẽ giúp con trở thành một người tử tế, sống có kế hoạch và có trách nhiệm trong tương lai.

8. Kỳ vọng quá lớn vào con cái

Hồi bé bố mẹ hay sai lầm khi cấm đoán con khám phá, tuy nhiên đến tuổi con đi học chúng ta lại rất thích con cái đứng ở vị trí số 1. Muốn con hát hay, múa đẹp, muốn con học tiếng Anh nhất lớp, muốn con được thầy cô yêu quý nhất trường… Bởi vậy bố mẹ đặt lên con gánh nặng áp lực. Chỉ cần một con điểm không tốt, bố mẹ ngay lập tức mắng mỏ trẻ. Tuy nhiên thực tế là trẻ con cũng cực kỳ nhạy cảm, chúng có thể biết được kỳ vọng của cha mẹ và tự thất vọng về bản thân. Có nhiều ghi nhận về trường hợp tương tự khiến trẻ bị trầm cảm hoặc tự kỷ ngay khi mới học tiểu học.

9. Không cho con làm việc nhà

Ngoài sách vở và trường lớp, con cần được trau dồi kĩ năng thông qua những công việc đòi hỏi sự siêng năng và kiên nhẫn. Việc nhà tưởng chừng lặt vặt sẽ giúp con có ý thức hơn về trách nhiệm và khả năng hoàn thành công việc. Tập được điều này trẻ trưởng thành sẽ làm việc đâu ra đó, học ra học và chơi ra chơi. Do vậy đừng bao giờ lơ là dạy bảo con làm các công việc nhà, giúp đỡ bố mẹ.

Empty

10. Không để con tự quyết định

Bố mẹ thường vội vã, mất kiên nhẫn chờ đợi các bạn nhỏ lựa chọn. Trong khi các bạn ấy lại cần nhiều thời gian hơn để đưa ra quyết định. Thế là lại mắc phải sai lầm quyết định mọi thứ thay cho con. Đơn giản khi đến nhà hàng, bố mẹ cho con chọn món nhưng sốt ruột vì mãi con chưa đưa ra quyết định, vậy là quyết định luôn con sẽ ăn gì. Điều này vô hình trung sẽ lấy mất đi của con những bài học quý giá trong rất nhiều vấn đề khác nhau của cuộc sống. Hãy cố gắng học cách kiên nhẫn và để đứa trẻ thể hiện mong muốn của mình, được quyết định điều mình muốn. Thói quen đó sẽ giúp trẻ xây dựng kĩ năng đưa ra quyết định và hoàn thiện khả năng giao tiếp trong tương lai.

Trên đây là 10 việc cha mẹ thường hay mắc phải khi dạy dỗ con cái khiến cho bé chậm phát triển trí tuệ. Mong rằng, bạn sẽ hiểu ra được tác hại của những sai lầm này và thay đổi để giúp con có môi trường phát triển tốt nhất!

Khoevadep.com.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!

Tag: sai lầm khiến con chậm phát triển trí tuệ , Nuôi dạy trẻ , sai lầm khi dạy trẻ